Biểu Tượng Của Phật Giáo Việt Nam

Biểu Tượng Của Phật Giáo Việt Nam

Người Ấn Độ gọi kí hiệu 卍 theo tiếng Phạn là svastika (swastika). Ý nghĩa sâu xa của từ này là “vinh quang vĩnh cửu” (permanent victory). Tuy nhiên, kí hiệu này còn được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước khác nhau như “chữ Vạn” tại Trung Quốc, ”Manji” tại Nhật Bản,”fylfot” tại Anh, “Hakenkreuz” ở Đức, “tetraskelion” hoặc “tetragammadion” ở Hy Lạp. Người Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên cũng gọi kí hiệu này theo Hán văn là chữ Vạn.

Người Ấn Độ gọi kí hiệu 卍 theo tiếng Phạn là svastika (swastika). Ý nghĩa sâu xa của từ này là “vinh quang vĩnh cửu” (permanent victory). Tuy nhiên, kí hiệu này còn được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước khác nhau như “chữ Vạn” tại Trung Quốc, ”Manji” tại Nhật Bản,”fylfot” tại Anh, “Hakenkreuz” ở Đức, “tetraskelion” hoặc “tetragammadion” ở Hy Lạp. Người Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên cũng gọi kí hiệu này theo Hán văn là chữ Vạn.

Tư tưởng triết học, nhân sinh quan của Phật giáo Theravada chiếm vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội Thái Lan và tiếp tục phát huy trong đời sống thực tiễn đất nước này.

Nhiều nguồn tư liệu cho thấy, Phật giáo được truyền vào Thái Lan từ rất sớm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, Phật giáo tông phái Theravada thâm nhập từ thời kỳ vương triều Chiang Sen (957-1057) và thời kỳ vương triều Lan Na (5) (thành phố của Lan Na là Chiang Maiđược xây dựng vào năm 1254) và bắt đầu có ảnh hưởng đến Thái Lan.

Phật giáo thực sự đặt nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothay (1350-1567). Đây là giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ, các vị vua đều theo sùng tín Phật pháp, tích cực ủng hộ xây dựng chùa chiền lớn, đào tạo tăng tài để phát triển Chính pháp, thậm chí có nhiều nhà vua xuất gia như vua Ram Khamhaeng và vua Li Thai (6). Phật giáo được coi như tôn giáo quốc gia của Thái Lan, bởi phần lớn người dân là Phật tử (Phật giáo chiếm khoảng 95% dân số, Islamgiáo chiếm khoảng 3,8%, Kitô giáo khoảng 5%, còn lại là các tôn giáo khác) (7) và Thái Lan là quốc gia theo Phật giáo lớn thứ 2 trên thế giới, sau Sri Lanka (8). Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặt của xã hội, có thể tóm lược khái quát về vai trò của Phật giáo ở Thái Lan, đó là: 1) Phật giáo hình thành nhân cách lối sống của người Thái, bởi vì người Thái mang những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo để thực hành trong cuộc sống hằng ngày, do đó người Thái có một tấm lòng tốt và thân thiện; 2) Phật giáo là nguyên tắc chính trong điều hành đất nước.

Trong quá khứ, các vị vua đều áp dụng các nguyên tắc của Phật giáo trong việc điều hành quản trị quốc gia; 3) Phật giáo là trung tâm tinh thần, nguyên tắc trong Phật giáo là tập trung vào tình yêu, sự hòa hợp, đó là trung tâm người Thái là một; 4) Phật giáo là nguồn gốc của văn hóa Thái Lan, lối sống của người Thái gắn liền với Phật giáo. Nó là một khuôn khổ cho việc thực hành các nghi lễ trong Phật giáo, như: lễ kết hôn, tang ma và công đức (90… Phật giáo là hạt nhân của văn hóaThái, được định hình trong tư tưởng, suy nghĩ, trong truyền thống và nghệ thuật, tuy nhiên người Thái vẫn chấp nhận các tín ngưỡng khác như Bàlamôn giáo (Brahminism), và các tín ngưỡng khác thể hiện trong các nghi lễ hằng ngày (10). Phật giáo Theravada, dưới sự bảo trợ của nhà vua RamKhamhaeng, đã được chấp nhận là tôn giáo chính ở Thái Lan. Thời kỳ này nhiều chùa hoàng gia, và chùa địa phương được xây dựng cho người dân để thực hiện nghi lễ tôn giáo và làm công đức. Điều này đã được khắc trên bia đá năm 1292, đề cập đến người dân Sukhothay thường xuyên làm công đức và thực hành các nghi lễ tôn giáo tại chùa, đặc biệt là vào thời gian lễ hội Phật giáo Khau Phăn Sả (11).

Thái Lan đã chú trọng đến lĩnh vực giáo dục đào tạo về Phật giáo từ nhiều thập niên trước. Hai trường đào tạo Phật giáo quan trọng tại Bangkok ở cấp độ Đại học (University level): Trường Đại học Phật giáo Mahamakut (Mahamakut Budhism University) tại chùa WatRajborpitsathitmahasimaram, thành lập từ năm 1946. Sau khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cử nhân về Phật giáo “SasannasatrPundit”. Khóa học tại đây phải trải qua 7 năm học (trong đó 4 năm cuối là đào tạo trình độ đại học). Một tu viện khác đào tạo ở cấp độ đại học là Mahachulalongkornrajavidyalaya University tại chùa WatMaha That. Trường này do nhà vua Chulalongkorn (Rama V) cho xây dựng từ năm 1947. Ngoài cơ sở chính tại Bangkok, còn có trên 10 chi nhánh tại các tỉnh: Chiang Mai, Nong Khai, Hat Yai, Nakhon SiThammarat, Khon Kaen, Nakhon Ratchasima (12)... Chương trình đào tạo (dành cho cả học viên trong nước và quốc tế từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, trong đó đại học 4 năm, cao học 2 năm, tiến sĩ 3 năm). Khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng cử nhân Phật học “BuddhasastrPundit”.

Trụ sở Phật giáo lớn nhất hiện nay của Thái Lan đặt tại chùa Wat Mahathat. Đây là một trong sáu ngôi chùa thuộc Hoàng gia, là trung tâm Phật học và thiền Vipassana. Chùa được xây dựng vào thời Ayutthaya và chủ yếu được sử dụng thực hiện các nghi lễ Hoàng gia (13).

Với 95% dân số theo đạo Phật cùng khoảng 36.000 ngôi chùa, Phật giáo từ lâu đã ăn sâu vào đời sống văn hóa Thái Lan, trở thành nét đặc trưng của đất nước này.

Về kiến trúc, các ngôi chùa Phật giáo ở Thái Lan đã tạo nên những nét thẩm mỹ, cảnh quan đặc trưng. Đặc biệt ở các vùng nông thôn của Thái, những ngọn tháp vươn lên cao như nhắc đến biểu tượng sức mạnh, và khát vọng của người Thái. Quần thể ngôi chùa (Wat) là khu phức hợp đền thờ, bao gồm một số tòa nhà, như: Chedi (Bảo tháp),Viharn (Hội trường) là nơi đề cầu nguyện và các nhà sư có thể nghỉ trong thời gian 3 tháng mùa mưa (Khau phăn sả); Bot (hay còn gọi làUbosot) là phòng đại sảnh, nơi để cầu nguyện và là một trong những kiến trúc quan trọng nhất, nơi đặt tượng Phật chính. Bên trong khuôn viên mỗi ngôi chùa là một vài khối nhà và các ngọn tháp (Chedi) hình xoắn ốc, có đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại như cây trụ tròn nhô lên cao (14). Đối với người dân vùng nông thôn, chùa là nơi gắn bó với nhiều hoạt động, như: hoạt động tâm linh, các nghi lễ, làm phúc, chữa bệnh…

Hiện nay tại Thái Lan có khoảng 41.205 ngôi chùa (15) (số liệu 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2018 thống kê năm 2018), và trên 300.000 nhà sư. Theo số liệu thống kê năm 1990 của Thái Lan có 29.002 ngôi chùa (16). Mặc dù ngành giáo dục phổ cập Thái Lan chính thức ra đời từ triều đại vua Rama V (1868-1910), nhưng Phật giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Giáo lý nhà Phật dạy về cách chọn nghề và thực hiện công việc chân chính, được áp dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, do vậy người dân biết tận dụng để duy trì một gia đình hạnh phúc, ổn định về kinh tế.

1. http://www.buddhanet.net/pdf_file/bud-thailand.pdf

2. https://gdptthegioi.net/2016/09/quoc-ky-thai-lan-la-co-mang-y-nghia-phat-giao

3. https://nghiencuulichsu.com/2013/08/27/vua-mongkut-va-duong-loi-cach-tanthai-lan-theo-phat-giao

4. Hai nhà vua đều tu hành hành tại chùa Wat Bowornnivet Vihara, Thủ đôBangkok.

5. http://www.visitchiangmai.com.au/history.html

6. https://thuvienhoasen.org/a18300/phat-giao-tai-thai-lan

7. A Survey of Thai Arts and A chitectural Attractions - Chulalongkorn University,Bangkok, 1998.

8. http://dulichdisanviet.vn/thong-tin/van-hoa-phat-giao-tai-dat-nuoc-thai-lan

9.https://sites.google.com/site/phrasayyankietsaksy/khwam-sakhay-khxngphraphuthth-sasna-tx-sangkhm-thiy-ni-thana-pen-sasna-praca-chati10 A Survey of Thai Arts and A chitectural Attractions - Chulalongkorn University,Bangkok, 1998, p. 44.

10. A Survey of Thai Arts and Achitectural Attractions, Faculty of Art,Chulalongkorn University, Bangkok, 1998.

11. Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc Phật giáo Thái Lan ở Chiềng Mai và Băng Cốcqua một số ngôi chùa tiêu biểu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

12. Phong tục tập quán, nghi lễ và những ngày quan trọng của Thái Lan (TiếngThái), Thanakit, Bangkok.

13. http://www.thaifolk.com/Doc/culture_e.htm

14. http://www.thailandlife.com/blessingnewhouse.htm

15. http://www.bangkokbiznews.com/blog/detail/64125916. http://siampublic.com/religious/791/buddhism-thailand-relations

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Hành trình của ông Minh Tuệ thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo cúng dàng và quay clip làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên các địa bàn.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ đã lên tiếng về người đàn ông hiện đang nổi tiếng trên mạng xã hội với danh xưng “Sư Thích Minh Tuệ” hay Minh Tuệ không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đó là nội dung Công văn số 151/HĐTS-VP1 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi tới Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố; Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) và Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 16/5.

Theo công văn, ông Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Tú hiện sinh sống tại huyện Ia Grai, tinh Gia Lai.

Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã có vài lần đi bộ từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại nhưng không thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, lần này, hành trình của ông Minh Tuệ đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, có thời điểm lên tới hàng trăm người đi theo cúng dàng vật phẩm, thức ăn; quay clip… làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên các địa bàn.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam./.

TRANG SỬ MỚI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTHuỳnh Kim Quang

Ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã công bố việc thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN. Đây không những là một tin rất hoan hỷ đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, mà còn là bước ngoặt mở ra trang sử mới của GHPGVNTN.

Thật vậy, kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2018, khi Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020), Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, ra quyết định giải tán toàn bộ nhân sự của Viện Hóa Đạo cho đến nay về mặt điều hành Phật sự của Giáo Hội xem như bị ngưng trệ hoàn toàn. Nhiều Tăng, Ni và Phật tử có lòng với GHPGVNTN đã canh cánh nỗi lo lắng cho sự sống còn của Giáo Hội này, đặc biệt trước hoàn cảnh sa sút về mặt đạo đức và tâm linh của xã hội Việt Nam. Chính trong tâm trạng đó nên khi nghe được công bố việc thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được cung thỉnh làm Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN thì Tăng, Ni và Phật tử đều thở phào nhẹ nhõm và hoan hỷ vô cùng, dù có lẽ mọi người đều thấy được việc phục hoạt GHPGVNTN sẽ còn rất nhiều chướng duyên trong tình trạng của một đất nước bị độc quyền đảng trị và các tổ chức tôn giáo độc lập đều gặp phải vô vàn khó khăn với chính quyền.

Nhưng có lẽ có người không hiểu duyên khởi từ đâu mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ có thể đứng ra dựng lại Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và được Hội Đồng này thỉnh cử vào ngôi vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, một vai trò lãnh đạo tối cao của Giáo Hội khi ngôi vị Tăng Thống khuyết tịch.

Không phải tự nhiên mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ tự mình đứng ra triệu tập chư vị Giáo phẩm để thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ trong cương vị là người phụng thừa Quyết định ủy thác điều hành Viện Tăng Thống từ Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ mới có thể làm được việc này. Dù là đã được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủy thác điều hành Viện Tăng Thống vào tháng 5 năm 2019, nhưng Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ chưa được cung thỉnh vào ngôi vị chính thức nào trong Viện Tăng Thống, cho nên từ đó đến nay Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn xem mình như là một “bỉnh pháp Tỳ-kheo.” Danh vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN là ngôi vị chính thức đầu tiên mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cung thỉnh vào ngày 21 tháng 8 năm 2022 tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sau đây là một số sự kiện đã diễn ra từ năm 2018 đến nay liên quan đến vai trò của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đối với GHPGVNTN.

Trong Công Bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ngày 1 tháng 9 năm 2022 có viết rằng:

“Tự thể bị tổn thương, cùng với tác động ngoại tại bởi những thông tin nhiễu loạn, sự phân hóa nội bộ càng lúc càng trầm trọng, cho đến lúc, vô khả nại hà, đức Đệ ngũ Tăng thống đã ban hành quyết định lịch sử: giải thể toàn bộ nhân sự và đình chỉ mọi hoạt động Viện Hóa Đạo,…” (1)

Bản Công bố dùng chữ “vô khả nại hà,” có nghĩa là không còn cách nào khác ngoài việc phải làm như vậy để cứu lấy sinh mệnh của GHPGVNTN trước cơn khủng hoảng thập tử nhất sinh của Giáo Hội này từ sau năm 1975.

Đó là Quyết Định số 12 do Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2018, mà trong đó Điều 4 và Điều 5 viết như sau:

“Điều 4: Giải tán mọi nhân sự và chức vụ trong Ban Chỉ đạo Viện Hoá Đạo nhiệm kỳ 2018 – 2020 quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.

“Điều 5: Trong thời gian chờ Viện Tăng Thống triệu tập Đại hội bất thường GHPGVNTN công cử nhân sự mới cho Viện Hoá Đạo, tạm ngưng mọi hoạt động của Viện Hoá Đạo cùng mọi nhân sự Ban Chỉ đạo quy định trong Giáo chỉ số 18 do Viện Tăng Thống ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.” (2)

Đến ngày 12 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, lúc đó đã về tịnh dưỡng tại Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Sài Gòn, ra Giáo Chỉ số 19 cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch vào hàng Trưởng Lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống.” Trong Giáo chỉ số 19, Điều 1 viết rằng:

“Cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch trong cương vị thành viên hàng Trưởng Lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống.”(3)

Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ ra Quyết Định Số 14 “ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống” cho Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Trong Quyết Định số 14, Điều 2 và Điều 3 viết rằng:

“Điều 2: Thỉnh cử Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thay Tôi đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống, bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Hòa Thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.

“Điều 3: Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội Bất Thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả các chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”(4)

Ngày 7 tháng 4 năm 2020, tức là ngày 15 tháng 3 năm Canh Tý, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã cung kính phụng thừa sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống. Trong lời khâm thừa Quyết Định của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã cung bạch như sau:

“Khâm thừa Quyết định của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, tôi Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ tự xét chướng thâm huệ thiển, nhưng Tổ giáo nghiêm, vô khả nại hà, nay phủ phục đê đầu phụng chỉ.

“Song le, hiện tại, tôi thân cung luy nhược, tứ đại bất hòa, chỉnh e trọng nhiệm khó thành, vậy nay kính thỉnh Hòa Thượng Thích Nguyên Lý hiệp trợ, đồng nhiếp tâm bảo trì Tổ ấn, khâm thừa ủy thác, y giáo phụng hành.”(5)

Trong lời khâm thừa này, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cũng sử dụng cụm từ “vô khả nại hà” để nói lên tình huống không thể chối từ sự ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống để điều hành Viện Tăng Thống, vì sức khỏe của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã suy yếu và ngày viên tịch của ngài không còn bao lâu, và vì sinh mệnh của GHPGVNTN cũng nằm ở tình trạng như ‘chỉ mành treo chuông’.

Ở đây, cũng xin nói thêm một sự kiện là sau khi trở về Chùa Từ Hiếu, Quận 8, Sài Gòn, để an dưỡng, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã quán chiếu sâu thẳm vào thực trạng mà ngài gọi là “lao xuống vực thẳm ô nhiễm hủy diệt” của GHPGVNTN, ngài đã tự nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trước “uy đức của Lịch đại Tổ Sư” về sự khủng hoảng của Giáo Hội, nên trong Tâm Thư số 15 được công bố vào ngày 26 tháng 3 năm 2019, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã viết một cách thống thiết như sau:

“Tôi, Sa-môn Thích Quảng Độ, trong cương vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, tự nhận trách nhiệm lịch sử này trước uy đức của Lịch đại Tổ Sư, và cũng trong trách nhiệm lịch sử này, với ý hướng kịp thời ngăn chặn bánh xe phân hóa không lao xuống vực thẳm ô nhiễm hủy diệt, tôi đã quyết định, bằng Quyết định số 12/TT/VTT/QD, Phật lịch 2562, Saigon ngày 19 tháng 10 âm lịch Mậu tuất (tức 25/11/2018), đình chỉ mọi hoạt động của Giáo hội, để Tăng-già có thời gian thể hiện bản thể thanh tịnh và hòa hợp, làm nơi quy ngưỡng vững chắc cho bốn chúng hòa hợp đồng tu, hòa hợp hành đạo và hóa đạo, phụng sự Dân tộc và Đạo pháp, trong lý tưởng phụng sự hòa bình dân tộc và nhân loại.” (6)

Tuy nhiên, tại sao phải duy trì và phục hoạt GHPGVNTN? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần nói đến thực trạng của Phật Giáo Việt Nam trong nước và vai trò của GHPGVNTN đối với sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, đạo đức và tâm linh của xã hội Việt Nam từ trước tới nay.

Thực trạng của Phật Giáo Việt Nam

Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, đã nêu ra thực trạng tổng thể mà trong đó bốn chúng đệ tử Phật đang đối mặt trên bình diện thế giới cũng như tại Việt Nam:

“Cộng đồng bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tại, hành đạo và hoằng đạo giữa các cộng đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thù, nghi kỵ, điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng. Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá. Và, trong một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh hay lý giải bằng bất cư lý luận gì: vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo ý thức hệ gì, duy tâm, duy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu. Trong một thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết.” (xem chú thích 1)

Bản Công bố nói rõ trong thế giới “điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng,” và trong một đất nước “dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu,” đã dẫn tới hệ quả tất yếu là “chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng,…”

Điều này là một sự thật không thể chối cãi trong thực trạng của Phật Giáo Việt Nam trong nước hiện nay. Thượng Tọa Thích Thanh Thắng là vị Tăng sĩ thuộc thế hệ trẻ lớn lên tại Việt Nam, người có nhiều bài viết phản ảnh những biến chất của Tăng, Ni và những bất ổn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong nhiều năm qua, trong một bài viết gần đây được đăng trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen có tựa đề “Hanh Giáo Hạo Đại” (đọc ngược là ‘háo danh hại đạo’), đã viết như sau:

“Nay hướng đi của Phật giáo lại nhuốm màu của cai trị thế tục, hành xử kiểu quyền hành, dọa nạt. Toàn bộ cơ chế hành chính chạy theo ngành dọc, tạo ra các nhóm lợi ích, đua chức, chạy quyền, nhìn chùa thấy lợi, lạm dụng chữ phước…

“Thể chế toàn trị, Phật giáo cũng trở thành công cụ phục vụ thế quyền, xum xoe nịnh bợ, sắp đặt nhân sự nhằm tranh giành mối lợi, từ đó đánh mất đạo tình, rời xa nhân nghĩa… Kẻ này cậy thế làm được, kẻ kia bắt chước làm theo, đến nỗi tuổi tác đã cao cũng vẫn ham danh hám lợi.”(7)

Thầy Thích Thanh Thắng nói đến việc “Phật giáo cũng trở thành công cụ phục vụ thế quyền,” là một thực tế bởi vì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN, từ lúc mới thành lập đến nay và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Một bằng chứng cụ thể mới đây về việc Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã can thiệp vào sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam từ nhân sự đến chính sách được hé lộ ra ánh sáng nhân vụ thuyên chuyển Thầy Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng tại tỉnh Quảng Ninh vào làm Phó Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình, mà hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát đi hôm 23 và 25 tháng 8 năm 2022 đã cho thấy rõ. Bản tin của RFA ngày 23 tháng 8 năm 2022 viết như sau:

“Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.

“Ông Trần Đức Thủy - Trưởng Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình xác nhận thông tin trên với truyền thông Nhà nước trong ngày 23/8.

“Ông Thủy đồng thời cho hay, việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt.”(8)

Nhưng một ngày sau đó, thì ông Trần Đức Thủy đã phải lên tiếng đính chính rằng việc bổ nhiệm Thầy Trúc Thái Minh là do GHPGVN quyết định không phải Sở Nội Vụ và Ủy ban tỉnh quyết định. Bản tin Đài RFA ngày 25/8/2022 viết như sau:

“Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình lên tiếng đính chính việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) được bổ nhiệm làm phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình không phải do Sở Nội vụ, Uỷ ban tỉnh quyết định mà do nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam lựa chọn, thực hiện.

“Thông cáo báo chí thanh minh sự việc trên được Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình phát đi vào tối ngày 24/8 chỉ một ngày sau khi ông Trần Đức Thuỷ, trưởng Ban tôn giáo tỉnh này xác nhận với truyền thông rằng trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.

Ông Thuỷ, cùng lúc đó, xác quyết thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm trụ trì chùa Ba Vàng do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt.”(9)

Thực ra, chính quyền VN không nên đính chính vì có đính chính thì cũng vô ích, bởi lẽ mọi người đã biết rõ rằng GHPGVN trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

Điều này rất dễ thấy vì chỉ cần nhìn vào cái khẩu hiệu “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” đi kèm với danh xưng của GHPGVN thì ai cũng thấy rõ là Giáo Hội này là công cụ của chính quyền. Gắn chặt “Chủ nghĩa xã hội” theo sau “Đạo pháp, Dân tộc” thì chỉ biến “Chủ nghĩa xã hội” thành một cái đuôi nặng nề xấu xí làm cho “Đạo pháp, Dân tộc” không thể thăng hoa, tiến bộ và hướng tới tương lai tươi sáng được! Đó là sự gán ghép rất khiên cưỡng, rất nghịch lý và rất trái đạo lý nữa. “Chủ nghĩa xã hội” là một chủ nghĩa, một ý thức hệ đã lỗi thời, bị chính nơi khai sinh ra nó là nước Nga đào thải từ cuối thập niên 1980s. Trong khi Đạo pháp là con đường khế lý và khế cơ để giúp con người giác ngộ vô minh và vượt thoát khổ đau đã tồn tại và phát triển trên 2,600 năm trên khắp thế giới và hơn 2,000 năm tại Việt Nam. Còn Dân tộc Việt Nam đã có mặt và tồn tại trên lãnh địa mà ngày nay là nước Việt Nam, với nền văn hiến trên 4,000 năm.

Trong Tâm Thư gửi đến chư Tăng, Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước vào ngày 24 tháng 9 năm 1992, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, lúc đó là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đã kêu gọi:

“Hãy bỏ khẩu hiệu “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội,” vì Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ và sẽ tiếp tục không bao giờ tôn thờ, hoặc làm công cụ tuyên truyền cho bất cứ một chủ nghĩa chính trị nào.”(10)

Nói như thế không có nghĩa là GHPGVNTN không có thiện chí muốn làm việc với Nhà nước và nhân dân VN để “xây dựng đất nước theo truyền thống Phật giáo, dân tộc.” Trong Đơn Xin Cứu Xét Nhiều Việc gửi cho các nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền VN vào ngày 25 tháng 6 năm 1992, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, lúc đó là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đang bị quản thúc tại Quảng Ngãi, đã viết như sau:

“Giáo Hội chúng tôi muốn làm việc với Nhà nước và nhân dân, để xây dựng đất nước theo truyền thống Phật giáo, dân tộc. Nhưng không thể làm việc được, hoặc làm việc trong sự điều khiển của một chế độ, còn xem tôn giáo là kẻ thù và nhúng nhiều tay kiểm soát can thiệp nội bộ tôn giáo chưa từng có trong lịch sử tôn giáo tại Việt Nam!”(xem chú thích 10, tr. 131-32)

Ở các nước tự do, dân chủ trên thế giới ngày nay, tôn giáo đã được tự do hành đạo với quyền tự quyết đối với mọi hoạt động của mình mà không bị thể chế chính trị điều hành đất nước buộc phải trở thành thành viên của bất cứ cơ thế chính trị ngoại vi nào. Tất nhiên, để có được sự tự do này, người dân ở các quốc gia đó cũng phải đánh đổi bằng sự tranh đấu và hy sinh lâu dài. Chẳng hạn, những người di dân từ Anh Quốc và Châu Âu đầu tiên đến Tân Thế Giới do kinh nghiệm đau thương mất tự do tôn giáo ở quê nhà nên đã thiết lập một thể chế chính trị điều hành quốc gia với quyền tự do tôn giáo được tôn trọng triệt để.

Nhờ vậy, các tôn giáo mới có thể tự do phát triển và nhà nước cũng không bị ảnh hưởng hoặc thao túng bởi các thế lực tôn giáo. Tại Miền Nam Việt Nam sau pháp nạn năm 1963 cho đến trước năm 1975, các tôn giáo cũng có được tự do hành đạo. Chính vì thế, GHPGVNTN đã có thể phát huy một cách có hiệu quả tiềm năng sẵn có của một Đạo Phật Việt có mặt hơn hai ngàn năm trên đất nước để góp phần vào việc xây dựng và phát triển xã hội qua nhiều lãnh vực như văn hóa, giáo dục, đạo đức, tâm linh, v.v…

Trong bối cảnh của đất nước và Phật Giáo Việt Nam như thế thì sự tiếp tục có mặt và phát triển của GHPGVNTN là điều cần thiết.

Tại sao phải phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất?

Chỉ trong khoảng trên dưới nửa thế kỷ, kể từ phong trào chấn hưng Phật Giáo vào đầu thập niên 1930 đến đầu năm 1975, dù trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn vì chiến tranh, Phật Giáo tại Miền Nam cũng đã nỗ lực phi thường để mở ra một trang sử mới với những thành quả sáng chói mà trải qua nhiều thế kỷ trước đó chưa làm được. Trong khi đó, Phật Giáo tại Miền Bắc dưới chế độ Cộng Sản hầu như không còn sinh hoạt được nữa. Phật Giáo tại Miền Nam đã tạo được một sức mạnh đoàn kết Tăng già và cư sĩ thuộc các tông phái khác nhau để bảo vệ Đạo Pháp vượt qua cơn pháp nạn năm 1963. GHPGVNTN sau khi được thành lập vào đầu năm 1964 đã tạo ra nhiều thành tựu lịch sử, mà cụ thể nhất là đẩy lùi được tệ nạn mê tín dị đoan lan tràn trong các sinh hoạt Phật Giáo trước đó; chế định lại các nghi lễ thống nhất và cách thờ Phật tại các chùa; phục hồi lại quy củ của sinh hoạt Thiền môn mà cụ thể nhất là việc thực thi các nghi quỹ giới luật; xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Trung Tiểu Học Bồ Đề trên toàn quốc; đồng lúc là Viện Đại Học Vạn Hạnh chỉ trong 9 năm đã trở thành một trong những Đại Học tư thục có uy tín hàng đầu trong nền giáo dục tại Á Châu. Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào nỗ lực tự thân và tự quyết của Tăng, Ni và Phật tử mà không phải lệ thuộc vào bất cứ thế quyền nào. GHPGVNTN do vậy là Giáo Hội dân lập đúng nghĩa. Qua đó, chúng ta thấy rằng nếu Phật Giáo Việt Nam có cơ hội tự quyết định vận mệnh của mình thì từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay đã chắc chắn có được những bước phát triển ngoạn mục, với nội hàm của một Đạo Phật truyền thống hơn hai ngàn năm.

Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN được phổ biến hôm 1 tháng 9 năm 2022 có viết rằng:

“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.”(xem chú thích số 1)

Trong đoạn trích trên từ bản Công bố, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN đã minh định rõ ràng không còn nghi ngờ gì nữa về định hướng và cứu cánh mà GHPGVNTN đã, đang và sẽ đi tới. Đó là “duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.”

Định hướng duy nhất của GHPGVNTN là vào cửa Niết-bàn của mười phương chư Phật. Cứu cánh duy nhất của GHPGVNTN là giải thoát sanh tử khổ đau. Đó là mục tiêu tối hậu mà người con Phật nhắm tới trên con đường tu tập và hành đạo. Nếu không thì mọi hành hoạt sẽ trở thành phi Chánh Pháp.

Điều này đã được chứng minh rất rõ trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2022, đề cập tới danh xưng của hai Hội Đồng Viện Tăng Thống: “Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới.”

“Cơ cấu lâm thời của Hội Đồng Viện Tăng Thống gồm hai Hội đồng, mệnh danh là Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới, đứng đầu bởi một vị Thượng Thủ, điều hành bởi một vị Điển Tòa.

“Pháp Tòa Hoằng Pháp hướng dẫn nội dung và các phương tiện thuyết giáo y chỉ nguyên tắc Khế lý và Khế cơ.

“Pháp Tòa Hoằng Giới y chỉ Tì-ni tạng duy trì kỷ cương và cương lĩnh của Tăng-già, giáo giới và xiển minh ý chỉ Phật chế Tì-ni tạng, hành sự chất trực, nhu nhuyễn;  hoằng dương giới đức và truyền thụ giới phẩm cho bốn chúng đệ tử, gồm xuất gia và tại gia.”(xem chú thích số 1)

Đọc hai chữ “Pháp tòa,” người viết bài này có cảm giác thật ấn tượng và sực nhớ đến hai chữ “Pháp tòa” thường được nhắc đến trong các Kinh điển. Cũng từ điều này làm cho người viết có suy đoán rằng Hiến Chương GHPGVNTN có thể cũng sẽ được tu chính với cách dùng từ ngữ mang đầy ý nghĩa Đạo Pháp.

Trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN cũng đã nhấn mạnh đến hoạt động của Giáo Hội như sau:

“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.

“Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế thừa và phát huy lý tưởng phụng sự Dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.”(xem chú thích số 1)

Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang đã viết trong Tâm Thư gửi cho Tăng, Ni và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước được phổ biến vào ngày 24 tháng 9 năm 1992, lúc ngài còn là Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và đang bị quản thúc tại Quảng Ngãi:

“Phật giáo Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử luôn luôn đứng về phía quần chúng bị áp bức, khổ đau để chống đối với cái ác, cái mê lầm, tham lam và tàn bạo.”(xem chú thích số 10, tr. 169)

Phật Giáo không chống đối chính quyền với ý định lật đổ chính quyền đó hay với tham vọng quyền bính thế tục. Phật Giáo chỉ chống lại “cái ác, cái mê lầm, tham lam và tàn bạo” của bất cứ thế lực chính trị nào áp đặt lên người dân. Khi người dân bị đối xử không bao dung, phẩm giá bị chà đạp, quyền tự do bình đẳng giữa người và người không được tôn trọng, thì một Giáo Hội tự nhận là đại diện cho quần chúng nhân dân bị áp bức đó phải lên tiếng. Sự lên tiếng trong các trường hợp này không thể được diễn dịch một chiều đầy thành kiến và ác ý là chống đối chính quyền hay là “phản động,” mà là một thái độ tự nhiên phải làm khi thấy người dân thấp cổ bé miệng bị đối xử tàn bạo. Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, đó là hành động trượng nghĩa, phù hợp với luân thường đạo lý làm người.

Theo pháp lý quốc tế, đó là các quyền dân sự ắt phải có của người dân mà một khi chính quyền của nước đó đã ký tham gia thì phải bảo vệ các quyền đó cho người dân. Các quyền đó cũng đã được ghi trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 23 tháng 3 năm 1976, mà trong đó có Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký tên chấp thuận tham gia, có nghĩa là cam kết tôn trọng, vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.

Cho nên, GHPGVNTN có lên tiếng khi các quyền dân sự của người dân bị chà đạp thì cũng không nên bị kết án là chống chính quyền hay phản động. Đúng ra, chính quyền nên nhìn thấy mặt xây dựng tích cực đối với việc lên tiếng như thế, bởi vì có như vậy thì chính quyền mới biết mà sửa sai và người dân mới bớt khổ, và hệ quả tất yếu theo sau là chính quyền được lòng dân.

Từ các đoạn trích dẫn ở phần trên trong bản Công bố của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương cho phép người viết bài này dự đoán về hướng đi của GHPGVNTN sắp tới như sau: Thứ nhất là Viện Tăng Thống với hai Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới sẽ là cơ quan lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN chỉ đạo về mặt hoằng dương Chánh pháp và mặt duy trì kỷ cương giới luật cho hai chúng xuất gia và tại gia. Thứ hai là Viện Hóa Đạo, theo danh xưng của Hiến Chương GHPGVNTN, bản tu chính vào ngày 12 tháng 12 năm 1973, sẽ là cơ quan điều hành các Phật sự trong nhiều lãnh vực như văn hóa, giáo dục, cư sĩ, thanh niên, từ thiện xã hội, v.v… Tất cả đều nhắm đến việc “công bố lý tưởng hòa bình của giáo lý Đức Phật” “để phục vụ cho nhân loại và dân tộc,” theo như Lời Mở Đầu của Hiến Chương GHPGVNTN.

GHPGVNTN, từ ngày thành lập vào tháng 1 năm 1964 đến nay, năm 2022, đã tồn tại 58 năm. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử theo vận nước nổi trôi, mà có lúc tưởng chừng như sức tàn lực kiệt, vì những chướng duyên từ bên trong hay bên ngoài, GHPGVNTN vẫn còn đó với dân tộc này. Đã có biết bao nỗ lực, âm mưu, kế hoạch, chính sách nhằm triệt hạ, GHPGVNTN vẫn còn đó trong chí nguyện và hoài bão của lịch đại Tổ Sư. GHPGVNTN còn tồn tại vì đó là Giáo Hội dân lập đứng trên lập trường Dân tộc và Đạo pháp thuần khiết.

GHPGVNTN tự thân hàm ngụ chí hướng xuất thế của Đức Phật và lịch đại Tổ Sư, dù hiện thân là một tổ chức tôn giáo nhập thế đi vào xã hội. Cho nên, GHPGVNTN bề ngoài là hình thức của cơ chế thế gian, nhưng nội hàm bên trong là thượng cầu Phật đạo và hạ hóa chúng sinh, tức thi thiết hạnh và nguyện của Bồ-tát đạo. Với bản thể như thế thì GHPGVNTN không thể tự đặt mình dưới sự sai khiến của bất cứ cơ cấu chính trị thế tục nào, bởi vì nếu làm như vậy thì Giáo Hội tự đánh mất mục tiêu cứu cánh xuất thế của mình.

Có thể có người nói rằng thì cứ xem như là phương tiện quyền xảo để hành đạo trong thời pháp nhược ma cường cũng nên! Thực tế bốn mươi năm có mặt của GHPGVN đã không cho người ta có thể suy nghĩ theo chiều hướng đó, mà ngược lại.

Cho nên, phục hoạt GHPGVNTN là nhu cầu cần thiết để duy trì một Giáo Hội truyền thống nằm trong lòng dân tộc và lịch sử hơn hai ngàn năm của Phật Giáo Việt Nam. Vị Giáo Phẩm mang trọng trách phục hoạt GHPGVNTN hiện nay là Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ dù thân mang trọng bệnh vẫn canh cánh bên lòng lời ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ để dựng lại Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Đồng thời Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ vì tiền đồ của Phật Giáo Việt Nam và vì sự sinh tồn của GHPGVNTN đã nỗ lực không ngừng thực hiện các Phật sự có ảnh hưởng lâu dài trong và ngoài nước để thúc đẩy sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam và tạo thuận duyên cho công cuộc phục hoạt GHPGVNTN. Tháng 5 năm 2021, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử tại hải ngoại thành lập Hội Đồng Hoằng Pháp để mở rộng công cuộc truyền bá Chánh pháp, đặc biệt nhắm đến giới trẻ, giữa thời đại khoa học kỹ thuật và truyền thông xã hội tiến bộ vượt bực. Cuối năm 2021, một Đại Hội của Hội Đồng Hoằng Pháp lần đầu tiên được tổ chức trên mạng qua Zoom quy tụ gần 500 đại biểu trên khắp thế giới.

Cũng qua Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp này, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ cùng Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát công bố việc thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời để kế thừa sự nghiệp phiên dịch Tam Tạng Kinh Điển của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng do Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973.

Khi Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, chọn Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ để ủy thác việc điều hành Viện Tăng Thống và khi thuận duyên thì dựng lại Hội Đồng Lưỡng Viện, ngài đã không tìm thấy ai khác có đủ tài năng, tầm vóc và phẩm đức ngoài Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.

Quả đúng như thế. Khi được biết Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ủy thác trọng trách của Giáo Hội vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, Tăng, Ni và Phật tử các giới ở khắp nơi đều hoan hỷ tán trợ. Rồi mới đây, khi được biết Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã thỉnh mời một số vị Hòa Thượng nguyên là thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử trong Đại Hội Nguyên Thiều năm 2003 để thành lập Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương và cung thỉnh Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ lên ngôi vị Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN vào ngày 21 tháng 8 năm 2022 thì chư Tăng, Ni và Phật tử trong ngoài nước lại một lần nữa rất vui mừng và tán trợ.

Có lẽ mọi người đều biết rằng công cuộc phục hoạt GHPGVNTN còn nhiều gian nan và cần nhiều sự hỗ trợ của chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử các giới trong và ngoài nước. Sự lên tiếng ủng hộ của chư tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Phật tử là điều có thể làm được và cần làm bây giờ để tạo năng lượng tập thể thù thắng hầu chuyển hóa những chướng duyên thành thuận duyên cho công tác Phật sự trọng đại này, mà Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đang gánh vác.

Cầu nguyện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm phục hoạt.

(1) https://hoangphap.org/hoi-dong-giao-pham-trung-uong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-vien-tang-thong-tran-trong-cong-bo/

(2) https://uyennguyen.net/2020/05/31/29761/

(3) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020

(4) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020

(5) https://quangduc.com/a68013/di-ngon-le-tuong-niem-duc-truong-lao-hoa-thuong-thich-quang-do-ngay-18-04-2020

(6) https://hoangphap.org/tam-thu-15-uoc-nguyen-tang-gia-hoa-hop/

(7) https://thuvienhoasen.org/a38121/hanh-giao-hao-dai

(8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/head-of-ba-vang-pagoda-appointed-as-deputy-head-of-buddhist-executive-board-of-quang-binh-province-08232022075650.html

(9) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-inh-corrects-appointment-of-head-of-ba-vang-pagoda-as-deputy-executive-board-member-08252022081952.html

(10) Phật Giáo Việt Nam Biến Cố và Tư Liệu, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN/Hoa Kỳ, 1996, tr. 170.

(HNNN) - Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của mình. Quốc huy toàn diện, uy nghi, trang trọng là biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp thất bại hoàn toàn và phải trao trả độc lập, chủ quyền cho Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là phải thiết lập được Quốc huy biểu trưng cho quốc gia, cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước, cho bản sắc của dân tộc. Tại kỳ họp thứ năm (ngày 15 đến 20-9-1955) của Quốc hội khóa I, sau khi xem xét, cân nhắc rất nhiều mẫu, Tiểu ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy này được các họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), Trần Văn Cẩn (1910-1994) và một số đồng nghiệp sáng tác, lựa chọn, chỉnh sửa, hoàn thiện... theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt.

Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 254-SL ban bố mẫu Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo có Phụ bản số 1 in hình mẫu Quốc huy Việt Nam đã hoàn thiện, có đủ màu và Điều lệ số 973-TTG về việc dùng Quốc huy do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký, cùng Phụ bản số 2 in hình mẫu Quốc huy vẽ rõ nét từng chi tiết bông lúa, lá lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng và dải băng đỏ có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại kỳ họp đầu tiên (ngày 24-6 đến 3-7-1976), Quốc hội Việt Nam khóa VI đã ra nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca, do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh ký, trong đó không sửa đổi mẫu Quốc huy, chỉ thay tên nước thành “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho máu đỏ da vàng, cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc; dòng chữ tên quốc gia (quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng (gồm 10 bánh răng) tượng trưng cho liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, cho nền nông nghiệp cũng như xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 hiện hành quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngày 27-2-2004, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt...”. Theo kết luận đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã báo cáo chính thức để công nhận họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả của Quốc huy Việt Nam.