Kinh Doanh Khách Sạn Là Gì

Kinh Doanh Khách Sạn Là Gì

Việt Nam là một đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Hiện nay, khi ngành du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú bùng nổ theo. Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực đầy hấp dẫn nhưng cũng đầu thách thức. Vậy kinh doanh khách sạn là gì? Cần chuẩn bị những gì để kinh doanh khách sạn hiệu quả? Tất cả sẽ được Sapo.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Việt Nam là một đất nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Hiện nay, khi ngành du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú bùng nổ theo. Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực đầy hấp dẫn nhưng cũng đầu thách thức. Vậy kinh doanh khách sạn là gì? Cần chuẩn bị những gì để kinh doanh khách sạn hiệu quả? Tất cả sẽ được Sapo.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Hoàn thiện các thủ tục cấp phép kinh doanh

Những yêu cầu về điều kiện kinh doanh khách sạn được yêu cầu trong các văn bản luật như: Luật Du lịch 2017 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, khách sạn còn phải đảm bảo các yếu tố về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận xếp hạng sao khách sạn.

Căn cứ theo mức độ liên kết

- Khách sạn tập đoàn thường sở hữu nhiều khách sạn có mặt ở nhiều địa điểm du lịch khác nhau trên cùng một đất nước, thậm chí có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch vụ ở các khách sạn này đa dạng với trang thiết bị hiện đại, không gian sang trọng, nhiều dịch vụ đi kèm với chi phí cao.

- Khách sạn độc lập thường chỉ có ở một địa điểm nhất định với quy mô nhỏ, giá cả vừa phải và chỉ cung cấp các dịch vụ thông thường.

- Khách sạn thành phố có vị trí tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... với cơ sở hạ tầng hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

- Khách sạn nghỉ dưỡng là loại hình khách sạn được xây dựng tại các khu nghỉ dưỡng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách hàng. Các khách sạn này thường có giá dịch vụ khác cao đi kèm với các dịch vụ chất lượng đáp ứng cho nhu cầu cần thư giãn, nghỉ ngơi của khách hàng. Giá dịch vụ của khách sạn nghỉ dưỡng thường cao hơn vào dịp lễ khi nhu cầu đi du lịch và nghỉ ngơi của người dân tăng lên đáng kể.

- Khách sạn ven đường được xây dựng ở các trục đường giao thông lớn hoặc các tuyến đường quan trọng. Loại khách sạn này chủ yếu phục vụ cho khách đi đường có nhu cầu nghỉ ngơi. Bên cạnh dịch vụ lưu trú, khách sạn ven đường còn cung cấp các dịch vụ ăn uống và bảo dưỡng phương tiện giao thông.

- Khách sạn quá cảnh là các khách sạn được xây dựng gần các sân bay, bến cảng hoặc khu vực cửa khẩu. Khách sạn này chủ yếu phục vụ các khách muốn quá cảnh hoặc cá nhân cần địa điểm lưu trí vì lịch trình thay đổi đột ngột.

Xem thêm: Overbooking là gì? Làm thế nào để xử lý overbooking trong khách sạn hiệu quả?

Lập chiến lược kinh doanh cụ thể

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, chủ đầu tư cần có cho mình một kế hoạch kinh doanh chi tiết cùng với những chiến lược để phát triển công việc kinh doanh. Chiến lược kinh doanh khách sạn là một trong những yếu tố chủ chốt để tăng doanh số bán phòng cũng như tăng doanh thu hiệu quả. Không chỉ vậy, một chiến lược kinh doanh tốt còn giúp bạn tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Khi lập chiến lược, nhà đầu tư nên căn cứ vào các yếu tố về thị trường mục tiêu, phân khúc khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu thế thị trường,...

Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng và tiện nghi của khách sạn

Trong ngành khách sạn, cơ sở vật chất và tiện nghi đóng vai trò quan trọng vì chúng trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Dù ngân sách có hạn, bạn vẫn cần ưu tiên đầu tư và thường xuyên nâng cấp các tiện nghi cơ bản như: chăn, ga, gối, đệm, khăn tắm,… Hãy chọn những chất liệu mềm mại để mang lại cảm giác thoải mái cho khách.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nâng cấp đường truyền Wifi để cải thiện tốc độ internet. Họ sẽ cảm thấy không vui nếu đường truyền gặp vấn đề, dẫn đến việc sử dụng mạng xã hội không ổn định.

Các mô hình kinh doanh khách sạn

Nhiều người thường mắc sai lầm khi quyết định kinh doanh khách sạn nhưng chưa xác định chính xác loại hình phù hợp. Theo đó, bạn cần dựa trên đặc tính địa điểm du lịch của địa phương để xác định loại hình kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến:

Xem thêm: Hotel là gì? Phân biệt các loại hình khách sạn phổ biến

Đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn

- Phụ thuộc vào tài nguyên tại các địa điểm du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch. Địa điểm nào càng có nhiều tài nguyên du lịch đẹp thì càng có nhiều người ghé thăm. Do đó, kinh doanh khách sạn ở những khu vực đó sẽ càng phát triển vì khách du lịch là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của các khách sạn.

- Vốn đầu tư lớn: Chi phí thuê đất và xây dựng khách sạn ban đầu cũng như mua sắm thiết bị ban đầu rất lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có một nguồn vốn đủ lớn để chi trả cho những khoản này. Chất lượng cơ sở vật chất của khách sạn phụ thuộc vào loại hình và thứ hạng mà khách sạn muốn hướng tới. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí đầu tư ban đầu tăng lên.

- Mang tính quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và còn mang tính thời vụ. Tài nguyên du lịch phụ thuộc vào những biến động của thiên nhiên, ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu. Khi đó, nó gây ra những biến động theo mùa làm biến động số lượng khách du lịch đến với địa điểm đó. Từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh khách sạn theo mùa.

- Sử dụng lao động trực tiếp lớn: Sản phẩm của ngành kinh doanh khách sạn là dịch vụ. Dịch vụ này được hiện hữu hóa bởi những nhân viên phục vụ trong khách sạn. Do vậy khách sạn phải sử dụng một số lượng lao động lớn, có chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Chi phí thuê và đào tạo lao động cũng là một thách thức đối với chủ kinh doanh khách sạn.

Xem thêm: Dịch vụ lưu trú là gì? Các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay

Kinh doanh khách sạn cần chuẩn bị những gì?

Việc kinh doanh khách sạn đòi hỏi bạn phải đầu tư khá nhiều công sức và nguồn vốn. Do đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu triển khai ý tưởng kinh doanh là rất quan trọng.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh khách sạn. Bạn cần phải đầu tư nguồn vốn đủ lớn để chi trả cho các chi phí như: thuê hoặc mua địa điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị, trả lương nhân viên và duy trì hoạt động hàng ngày. Theo đó, số vốn bạn cần chuẩn bị có thể từ vài trăm triệu đến vài trăm tỷ đồng, tùy vào quy mô khách sạn.

Với số vốn đầu tư lớn, việc nghiên cứu thị trường cẩn thận là cần thiết để tránh thua lỗ. Theo đó, bạn cần xác định hướng nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi như:

Địa điểm là yếu tố quyết định trong kinh doanh khách sạn. Bởi vì khách hàng thường ưu tiên những khách sạn gần điểm du lịch nổi tiếng, nhà ga và sân bay để thuận tiện di chuyển. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng tại những địa điểm này thường cao, gây sức ép lên nguồn vốn chủ sở hữu.

Bạn vẫn có thể chọn những vị trí không quá xa địa điểm du lịch nếu nguồn vốn không cho phép. Điều bạn cần làm là phải tạo nên sự khác biệt và thật nhiều giá trị cho khách hàng của mình.

Kinh doanh khách sạn yêu cầu bổ sung nhiều loại giấy phép theo quy định của pháp luật. Theo đó, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định trong Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Ngoài giấy phép kinh doanh, bạn còn cần các chứng nhận khác như: an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy xếp hạng sao khách sạn.

Thiết kế và thi công khách sạn đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố thẩm mỹ, chức năng và kỹ thuật nhằm tạo ra không gian vừa sang trọng, vừa tiện nghi. Quá trình này bao gồm một số giai đoạn chính:

Quá trình xây dựng khách sạn đòi hỏi thời gian và kế hoạch chính xác. Ví dụ, đối với khách sạn gần biển, việc hoàn thành xây dựng trước mùa hè là cần thiết để mở cửa đúng thời điểm mùa du lịch.

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong xây dựng dịch vụ khách sạn. Bạn cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên có kỹ năng phục vụ tốt và thái độ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn không trực tiếp quản lý, hãy thuê một quản lý có kinh nghiệm để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.