Những Điều Kiện Để Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

Những Điều Kiện Để Đi Nghĩa Vụ Quân Sự

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nữ

Luật sư tư vấn về điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nữ; các trường đào tạo để trở thành sĩ quan, quân nhân

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nữ. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Bác Hồ đã từng nói Quân đội là “trường học lớn” để lớp lớp thế hệ thanh niên phấn đấu rèn luyện, trưởng thành. Được phục vụ trong môi trường quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân. Môi trường quân ngũ với đặc tính thống nhất, kỷ luật nghiêm minh, tinh thần tập thể và tình đồng chí, đồng đội… là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện, không ngừng hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện. Điều này không những thuận lợi cho thanh niên trong thời gian phục vụ quân ngũ, mà còn giúp tích lũy hành trang cho tương lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Hơn nữa, thực hiện nghĩa vụ quân sự là tham gia, đóng góp một phần sức lực của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và toàn dân tộc, trong đó hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” luôn đi đầu và được xem là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Vì vậy, mỗi thanh niên khi thực hiện nghĩa vụ quân sự lên đường nhập ngũ vừa là niềm vinh dự, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Mỗi công dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại và tương lai trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước – những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.

Bên cạnh đó, ở môi trường quân ngũ, thanh niên có cơ hội học tập những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được tiếp thu những kiến thức chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ hữu ích cho bản thân.

Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và thông tin, tuyên truyền đến mọi người để cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ giúp thanh niên ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường quân đội còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉnh chu, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người.

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ quân sự (quân dịch) là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân. Việc quản lý hoạt động tham gia nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam đang được thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do Quốc hội ban hành.

Nghĩa vụ quân sự trong tiếng Anh là Military service.

Nữ đi nghĩa vụ quân sự cần điều kiện gì?

Theo quy định thì công dân nữ muốn nhập ngũ phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi gọi nhập ngũ. Theo đó, tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Ngoài điều kiện về độ tuổi thì công dân nữ còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

Nữ đi nghĩa vụ quân sự được hưởng quyền lợi gì khi xuất ngũ?

Căn cứ quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP thì nữ đi nghĩa vụ quân sự, khi xuất ngũ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, cơ bản có thể kể đến như sau:

– Được nhận trợ cấp khi xuất ngũ: Cứ mỗi năm xuất ngũ thì người tham gia nghĩa vụ quân sự được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Được hưởng thêm phụ cấp quân hàm: Nếu phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng thì khi xuất ngũ còn được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; nếu thời gian này là từ tháng 25 đến dưới 30 tháng thì được trợ cấp 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Với mức bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ (mức chi là 50.000 đồng/người).

Trên đây là giải đáp một số câu hỏi liên quan đến việc “Nữ đi nghĩa vụ quân sự” và một số vấn đề liên quan đến nghĩa vụ quân sự.

Nữ đi nghĩa vụ quân sự được không?

Căn cứ quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì công dân nữ không bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình.

Tuy nhiên, công dân nữ nếu tình nguyện, quân đội có nhu cầu, có chuyên môn, nghiệp vụ thì có thể tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình hoặc phục vụ trong ngạch dự bị.

Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 14/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể về ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân.

Theo đó, ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì ngành, nghề chuyên môn là văn thư, lưu trữ; tài chính; kế toán; luật dân sự và tố tụng dân sự, luật kinh tế, luật quốc tế…

Còn ở trình độ cao đẳng, đại học: Giáo viên toán, tin học, vật lý, hóa học…; ngành ngôn ngữ Anh, Pháp…; tài chính, kế toán, luật kinh tế, luật quốc tế, kỹ thuật điện…