Khi vận hành máy điều hòa, chúng ta thường thấy có một lượng nước chảy ra từ điều hòa theo đường ống để đổ ra ngoài. Đường ống thải nước này có thể theo thiết kế từng nhà mà cho ra ngoài như chảy ra sân, mương, nền đất,... Vậy lượng nước này từ đâu mà có?
Khi vận hành máy điều hòa, chúng ta thường thấy có một lượng nước chảy ra từ điều hòa theo đường ống để đổ ra ngoài. Đường ống thải nước này có thể theo thiết kế từng nhà mà cho ra ngoài như chảy ra sân, mương, nền đất,... Vậy lượng nước này từ đâu mà có?
Theo sách Những bí ấn trên thế giới chưa được giải đáp, đến nay, nguồn gốc thực sự của nước biển vẫn còn là điều bí ẩn. Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nước biển, tuy nhiên, tất cả đang dừng lại ở dạng phán đoán, chưa có kết luận khoa học nào hoàn toàn thuyết phục.
Với diện tích hơn 3 triệu km2, Biển Đông rộng thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San hô ở ngoài bờ Đông Bắc nước Australia và biển Ả Rập thuộc Ấn Độ Dương .
Theo giải thích của giáo sư Glenn Smith, công tác tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), nước biển thật ra không màu nhưng do phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy có màu xanh. Do vậy, lúc bầu trời có nhiều đám mây xám, nước biển lại trở thành màu xám. Ngoài ra, màu của nước biển còn do các phân tử nước hấp thụ và tán xạ ánh sáng Mặt Trời.
Nước biển sinh ra từ đâu, vì sao lại có màu xanh, vùng biển nước ta nằm trong đại dương nào… là những câu hỏi không phải ai cũng biết.
Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây là quần đảo xa bờ nhất của cả nước. Trường Sa nằm giữa biển Đông, cách Cam Ranh 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý.
Theo Sách giáo khoa Địa lý 12, đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.
Biển Đông là tên gọi riêng để chỉ vùng biển rìa lục địa của Thái Bình Dương.
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất nước ta, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km2.
Nước biển màu gì Nước biển nước biển từ đâu biển Đông Phú Quốc Trường Sa Hoàng Sa
Theo Sách giáo khoa Địa lý 12, diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2 biển Đông.
Nước trên Trái Đất xuất hiện ngay từ trong quá trình hình thành hành tinh, hoặc có nguồn gốc từ sao chổi và các tiểu hành tinh chứa băng đá va chạm với Trái Đất.
Với câu hỏi nước mắm là gì, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta dễ dàng trả lời rằng đây là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Quen thuộc là thế, nhưng có lẽ không phải ai cũng biết rõ nước mắm làm từ gì, có nguồn gốc từ đâu và được sản xuất ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin chi tiết về nước mắm – gia vị “quốc hồn quốc túy” của người Việt nhé!
Về phương diện khoa học, nước mắm được hình thành từ quá trình chất đạm trong thịt động vật (cá) bị thủy phân nhờ sự tác động của các loại enzym có sẵn trong ruột động vật và một số loại vi khuẩn kỵ có thể chịu được mặn. Nói một cách đơn giản hơn, nước mắm là một loại gia vị, tiết ra từ hỗn hợp cá và muối được ủ chượp trong một thời gian nhất định.
Có thể thấy, nước mắm đã trở thành nguyên liệu được sử dụng phổ biến trải dài trên mảnh đất chữ S từ nông thôn đến thành thị, từ gian bếp đơn sơ đến khang trang hiện đại. Đồng thời, nước mắm cũng là loại gia vị nước chấm được chế biến với đa dạng nguyên liệu khác nhau. Người ta có thể làm nước mắm từ các loại cá (cá cơm, cá ngừ,…) nguyên con, nội tạng cá và muối, hoặc thêm dược thảo, gia vị,…. Ngoài ra, nước mắm cũng có thể được chế biến từ các loại tôm cua, sò hến….
Nước mắm là gì? Đây là loại gia vị, nước chấm được chế biến từ quá trình ủ chượp muối và cá trong thời gian nhất định.
Nước mắm bắt nguồn từ đâu? Nhiều người mặc định cho rằng nước mắm có nguồn gốc từ Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ nước mắm là loại gia vị làm nên nhiều món ăn dân tộc, gắn liền với bữa cơm gia đình của nhiều thế hệ người Việt. Dù vậy, không thể bỏ qua sự thật rằng nguồn gốc của nước mắm bắt nguồn từ Châu Âu.
Theo lịch sử được ghi chép lại, nước mắm có nguồn gốc từ thời Đế quốc La Mã (từ năm thứ 27 trước Công Nguyên). Lúc này, nước mắm có tên gọi là garum, được chế biến bằng cách ướp cá với muối rồi ủ lên men. Nhưng khác với cách làm nước mắm của người Châu Á, người La Mã chỉ dùng khoảng 15% muối (ngày nay là 50%) nhằm đảm bảo garum đậm vị và dồi dào dinh dưỡng.
Đồng thời, họ thường dùng cá ngừ, cá thu và cá mòi kết hợp với lá kinh giới và một số thảo dược khác để làm ra loại nước mắm thơm ngon và an toàn cho sức khỏe. Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, công thức làm nước mắm được “du nhập” vào phương Đông đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đến muộn nhất là vào thế kỷ X, người Việt ta đã biết làm và dùng nước mắm.
Nước mắm có nguồn gốc từ đế quốc La Mã, sau đó được lưu truyền và biến tấu thành loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Để làm được loại nước mắm truyền thống thơm ngon đặc trưng, người xưa thường chọn nguyên liệu cá được đánh bắt đúng mùa vụ vào thời điểm cá trưởng thành, béo mập để mang đến độ đạm nước mắm tối đa. Đồng thời, phải chọn nguồn cá tươi sạch, nguyên con, ít tạp cá và thực hiện ướp muối ngay trên thuyền sau khi đánh bắt để đảm bảo tạo ra loại nước mắm hảo hạng đậm vị cá. Bên cạnh đó, cũng cần chọn lọc loại muối ủ cá ít tạp chất và có độ kết tinh cao. Trước khi thực hiện ủ chượp cá, nên để muối lưu kho trong khoảng 1 năm để giảm bớt ion gốc kim loại – nguyên nhân gây ra vị chát đắng, nóng cổ của nước mắm.
Quá trình ủ cá với muối được thực hiện theo tỷ lệ vàng 3:1 được lưu truyền trong làng nghề làm mắm lâu đời đảm bảo tạo ra những giọt mắm ngon nhất. Sau đó, hỗn hợp cá và muối được ủ trong thùng gỗ và không thêm bất kỳ chất bảo quản nào trong khoảng 12-15 tháng. Khi hoàn thành, nước mắm truyền thống có màu cánh gián vàng rơm đẹp mắt, đậm vị nhưng có thể cảm nhận được hậu ngọt của đạm ở đầu lưỡi.
Quy trình làm nước mắm ngon trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỉ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm…
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn nước mắm là gì, có nguồn gốc từ đâu và được sản xuất như thế nào. Đồng thời, để đảm bảo sử dụng nước mắm thơm ngon mà vẫn an toàn cho sức khỏe của gia đình, bạn nên chọn các thương hiệu nước mắm uy tín trên thị trường như nước mắm Nam Ngư, nước mắm CHIN-SU, nước mắm Trí Hải,…
Tham khảo các sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay:
Nước là nguồn tài nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Tất cả các hoạt động thiết yếu hằng ngày của chúng ta như nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa… đều cần đến nước. Thế nhưng không phải ai cũng biết Nguồn nước sinh hoạt đến từ đâu, liệu có thực sự sạch? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích hơn nhé.
Nguồn nước sinh hoạt đến từ đâu, liệu có thực sự sạch?
Được xem là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi chằng chịt, thế nhưng có một nghịch lý có rất ít người biết là Việt Nam hiện đang thuộc nhóm “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840 m3, thấp hơn so với chỉ tiêu 4.000 m3/người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA).
Để giải thích cho vấn đề trên cần phân biệt rõ nguồn nước sinh hoạt và nước tài nguyên. Theo đó, nguồn nước sông, suối, ao, hồ, nước ngầm hoặc nước mưa là nước tài nguyên. Còn nước sinh hoạt phải là nước sạch, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của con người. Tuy tài nguyên nước bề mặt ở nước ta tương đối dồi dào, nhưng hầu như không đảm bảo trở thành nước sinh hoạt vì đa phần nước sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm nặng.
Ở các vùng nông thôn, nước ngầm sâu, nước mưa thường được sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt. Theo con số mà Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) thống kê được hiện hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Đây là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất, dưới hàng trăm lớp đất đá, chứa nhiều nguyên tố khoáng và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng nước vì còn tùy thuộc vào mạch nước khoan được.
Nếu như trước đây, không khí trong lành, nước mưa có thể dùng trực tiếp để tắm rửa, nấu ăn… thì ngày nay sự phát triển của nhiều khu công nghiệp, cùng lượng khí thải lớn xả ra quanh năm khiến nước mưa chứa axit và sẽ không còn sạch để sử dụng nữa. Bên cạnh đó, nếu hứng nước mưa từ mái lợp fibroxi măng thì cũng không thể đảm bảo cho sức khỏe.
Ở các thành phố lớn, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng nước máy. Đây chính là nước ngầm đã được xử lý nhờ hệ thống lọc nước của các nhà máy, thường là lọc thô qua bể lắng, khử sắt và mangan rồi sau đó tiệt trùng bằng clo. Bên cạnh một số nhà máy nước ở các thành phố lớn được đầu tư quy trình công nghệ xử lý hiện đại thì vẫn còn rất nhiều cơ sở cấp nước chưa tuân thủ quy trình công nghệ, Hệ thống đường ống phân phối và bể chứa nước đã cũ, rò rỉ, khiến cho các chất ô nhiễm từ bên ngoài thấm ngược vào trong đường ống gây ô nhiễm nước.
Vai trò của nước sinh hoạt sạch đối với cuộc sống của con người
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Tất cả các nhu cầu ăn uống, tắm rửa, vo gạo, nấu ăn, giặt giũ… của chúng ta đều cần phải sử dụng nước. Theo các số liệu điều tra thực tế để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày.
Nếu nguồn nước sinh hoạt không sạch, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe vì nước chính là môi trường trung chuyển của các loại virút, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, các hóa chất độc hại mà mắt thường không thể phát hiện được.
Các hóa chất thường gặp trong nước như hóa chất bảo vệ thực vật, thủy ngân, nitrit, nitrat, amoni, như sắt, chì, măng gan, asen… nếu có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe như ngộ độc kim loại nặng (asen, thủy ngân, chì, hóa chất bảo vệ thực vật). Nếu hàm lượng hóa chất thấp hơn, tuy không gây tác hại ngay, nhưng về lâu về dài, chúng sẽ tích tụ trong các mô cơ thể, dẫn đến nhiễm độc mãn tính và gây ra nhiều căn bệnh khó chữa, đặc biệt là ung thư. Nếu nguồn nước bị các vi sinh vật tấn công sẽ gây ra đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Nguồn nước sạch là nước đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/Bộ Y Tế. Có thể nhận biết nước sạch bằng cách quan sát và cảm nhận như: không màu, không mùi, không vị. Mặc dù, có sử dụng hàng ngày để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng,… nhưng nước sạch ở nước ta hiện nay chỉ ăn và uống khi được đun sôi để nguội.
Bao giờ nước máy uống được? luôn là câu hỏi mà rất nhiều nhà chuyên môn về môi trường ở nước ta băn khoăn. Nhưng thực tế lại khá phũ phàng vì hiện tại nước máy ở nước ta không uống được giống châu Âu, chất lượng nước của các nhà máy nước trên cả nước hầu như chỉ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Giải pháp nào để sử dụng được nguồn nước sạch tinh khiết, tốt cho sức khỏe?
Không chỉ không uống được trực tiếp, các nguồn nước sạch trong sinh hoạt trong gia đình như nước mưa, nước giếng, nước máy… kể trên cũng rất dễ tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều tạp chất gây hại cho cơ thể, nhất là với trẻ em, người lớn tuổi. Thế nên, việc sử dụng thiết bị lọc nước ngay thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không chỉ là máy lọc nước bình thường, lời khuyên từ các chuyên gia là nên sử dụng máy lọc nước điện giải.
Không chỉ lọc sạch các thành phần hóa học, chất ô nhiễm trong nước, đảm bảo nước có thể uống trực tiếp, thiết bị này còn ion hóa giúp làm thay đổi một số tính chất hóa học của nước( thay đổi giá trị pH, ORP, cấu trúc phân tử nước). Từ đó, cho ra 2 nguồn nước khác nhau là nước kiềm và nước có tính axit với mức độ pH khác nhau, có thể dùng vào nhiều mục đích như nấu ăn, làm đẹp, khử trùng, vệ sinh dụng cụ y tế…
Tại Nhật Bản, nước ion kiềm được xem là nguồn nước chức năng và được ví như bí quyết giúp nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, hạn chế bệnh tật và tăng cường tuổi thọ. Việc sử dụng nguồn nước này mỗi ngày còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh tật, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa như: viêm đại tràng, dạ dày, táo bón, trào ngược dạ dày…
Nếu đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng thì các dòng máy lọc nước điện giải OSG – một trong những thương hiệu nổi tiếng, uy tín đến từ xứ sở hoa anh đào chính là gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Với OSG, bạn sẽ dễ dàng tìm mua được một chiếc máy máy tạo nước ion kiềm phù hợp nhằm nâng cao và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.