LB Nga với lãnh thổ rộng mênh mông trải dài từ tỉnh Kaliningrad ở phía Tây đến khu tự trị Chukodka ở phía Đông Bắc với 11 múi giờ khác nhau. Tối thứ 7 rạng sáng ngày Chủ nhật (26/10) mới đây, theo quyết định của Duma quốc gia, nước Nga đã chỉnh lại thời gian vĩnh viễn theo giờ mùa đông (lùi lại 1 tiếng).
LB Nga với lãnh thổ rộng mênh mông trải dài từ tỉnh Kaliningrad ở phía Tây đến khu tự trị Chukodka ở phía Đông Bắc với 11 múi giờ khác nhau. Tối thứ 7 rạng sáng ngày Chủ nhật (26/10) mới đây, theo quyết định của Duma quốc gia, nước Nga đã chỉnh lại thời gian vĩnh viễn theo giờ mùa đông (lùi lại 1 tiếng).
SSIS khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, xem sự tham gia của cộng đồng là một trong những yếu tố thành công trong việc xây dựng mộttrường học pháttriển và hòa nhập cho học sinh. Do đó, quá trình phát triển bản sắc mới bao gồm rất nhiều giờ phỏng vấn với phụ huynh, học sinh, giáo viên, nhân viên và thậm chí với cả các bên liên quan bên ngoài. Thiết kế nhằm khai thác sự lạc quan tin tưởng mà cộng đồng bày tỏ nhằm làm cho SSIS khác biệt. Thiết kế ban đầu cùng với khẩu hiệu mới của trường “Học với sự đam mê, sống có mục đích” đã được chia sẻ và hiệu chỉnh khi nhận được phản hồi từ cộng đồng.
Kết quả là một con rồng xanh đậm lạc quan nhìn vượt ra ngoài tấm khiên của nó, vượt qua ranh giới, dọn đường, luôn là người đầu tiên bước tới. Chữ “i” màu vàng ấm của logo mới tự hào thể hiện vị trí của SSIS tại Việt Nam và Phú Mỹ Hưng. Tất cả cùng nhau đánh dấu những gì đã qua cũng như những gì còn ở phía trước.
Nhìn vào SSIS ngày nay, thật khó tin rằng vào lúc khai giảng lần đầu năm 1997 có chưa đến 20 học sinh ghi danh. Kể từ đó, số học sinh đã phát triển đáng kể, với hơn 1.200 học sinh đến từ hơn 30 quốc gia. Trong suốt những năm qua, SSIS vẫn kiên định trong sứ mệnh chuẩn bị cho học sinh cuộc sống có mục đích như những công dân toàn cầu. Hiện nay trường được xem là trường quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, và có học sinh trúng tuyển vào các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Năm nay, khi SSIS kỷ niệm một phần tư thế kỷ thành lập, logo mới và sự ra mắt cơ sở vật chất trực quan mới có một số mục đích: tôn vinh lịch sử lâu đời của nhà trường, tự hào thừa nhận quãng đường đã vượt qua và tự tin hướng tới con đường trước mặt.
Nhìn về phía trước, việc mở rộng cẩn thận theo thời gian của trường sẽ mang đến cho học sinh nhiều cơ hội hơn nữa. Để thích ứng với sự phát triển không ngừng của các chương trình đổi mới, việc xây dựng đã bắt đầu với hai tòa nhà hiện đại – một trung tâm thiết kế / STEM mới và một tòa nhà trung học cơ sở mới. Tương lai của SSIS, giống như logo, có vẻ tươi sáng. Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta có thể cảm nhận được nhiệt tình của cộng đồng, vì chúng ta mong đợi sẽ chào đón một thế hệ Rồng mới mỗi năm – những người luôn tiến lên, tự hào, tự tin và mong muốn sử dụng học vấn của mình để cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Việc Việt Nam mời Pháp dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp chứng minh mối quan hệ song phương tốt đẹp, tình hữu nghị giữa hai nước và mong muốn chung của hai bên là tăng cường quan hệ đối tác.
Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu về vấn đề này.
PV: Đây là lần đầu tiên Pháp được mời tham dự Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo ông, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu: Đây không phải lần đầu tiên quan chức Chính phủ Pháp chính thức thăm Điện Biên Phủ. Chúng ta có thể kể tới chuyến thăm Điện Biên Phủ của Tổng thống Pháp, ông François Mitterrand vào năm 1993. Hay chuyến thăm của Thủ tướng Pháp Édouard Philippe vào năm 2018. Song đây là lần đầu tiên thực sự chúng tôi chính thức tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Việt Nam đã gửi lời mời cho các nhà lãnh đạo Chính phủ Pháp và chúng tôi đã nhận lời mời vì đây là thời điểm quan trọng để tưởng nhớ sự kiện mà chúng ta không thể nào quên.
Chúng tôi biết rất rõ rằng lịch sử giữa 2 nước trải qua nhiều thăng trầm, mỗi bên đều không thể nào quên được lịch sử, mỗi bên cần bảo tồn ký ức nhất là với những người cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lần này họ cùng với chúng tôi trở lại chiến trường năm xưa, chúng ta tái hiện lịch sử nhưng không nên lặp lại và cũng không được phép quên nên chúng ta cần tìm lại những cung đường lưu giữ ký ức lịch sử. Đây chính là việc mà chúng tôi làm trong các cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như tham dự Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia 70 năm trận chiến Điện Biên Phủ. Chúng tôi cũng sẽ tổ chức 1 lễ kỷ niệm nhỏ với những cựu chiến binh Pháp đi cùng đoàn và bà Patricia Mirallès - Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh và ký ức quân đội Pháp.
PV: Trong hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, ông đã đề cập tới tầm quan trọng của hợp tác 2 bên trong lĩnh vực chia sẻ ký ức chiến tranh. Vậy vì sao điều đó lại quan trọng, thưa ông?
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu: Chính quyền 2 nước có trách nhiệm chung để tiếp cận sự thật, để lưu giữ ký ức và tôn trọng những người lính và nguyện vọng của họ; tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà nước Việt Nam khi phía Việt Nam cho phép hồi hương hài cốt binh lính Pháp. Và cách đây vài tuần, một số hài cốt đã được tìm thấy được xác định là của các cựu chiến binh Pháp, với tinh thần nhân đạo, Việt Nam đã đồng ý giao những hài cốt này có thể trở về Pháp. Về cơ bản, chúng ta thấy rõ ràng ngoài vấn đề hài cốt, vấn đề lưu trữ tư liệu cũng được đặt ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất với tôi rằng: Việt Nam có thể thiếu loại thông tin này hoặc là loại thông tin kia liên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ và chúng tôi cũng vậy.
Các nhà sử học, các hội cựu binh của chúng tôi đôi khi cũng có những yêu cầu tương tự, vì vậy sẽ thực hiện công việc này theo ý định thư mà chúng tôi ký với đối tác Việt Nam. Có rất nhiều chủ đề chúng ta có thể hợp tác trong hiện tại và tương lai nhưng cũng có những sự hợp tác liên quan đến các chương trình kỷ niệm sự kiện này và đặc biệt là các kế hoạch tiếp cận các kho lưu trữ tư liệu.
PV: Vậy để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này thì cả 2 bên cần phải làm gì trong thời gian tới, thưa bộ trưởng?
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu: Không thể phủ nhận công tác nghiên cứu trao đổi giữa các thế hệ nhà sử học ngoài việc triển khai các hoạt động kỷ niệm giữa các hội cựu chiến binh , các cấp chính quyền thì chúng ta còn phải nhắc nhở về lịch sử đối với thế hệ trẻ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói với tôi rằng, câu chuyện lịch sử tiếp tục được đưa vào sách giáo khoa, đây là một điều thú vị nó khiến chúng tôi quan tâm kể cả đối với giới trẻ Pháp - những người mà với họ cuộc chiến tranh này có thể dần dần rơi vào quên lãng, nếu không cẩn thận thời gian sẽ trôi qua. Các thế hệ trẻ có thể tự nhủ rằng đây là 1 cuộc xung đột xa xưa mà tôi nghĩ rằng có nhiều điều Pháp và Việt Nam có thể làm cùng nhau để nhắc lại chuyện gì đã xảy ra.
Bởi, nhắc lại ký ức cũng giúp hiểu rõ vai trò trong tương lai của Việt Nam và Pháp đối với an ninh thế giới khu vực. Chính vì những cuộc xung đột đó mà chúng ta biết được “mùi vị” của hòa bình. Chính vì cuộc chiến đó chúng ta mới biết được cái giá của hòa bình. Và chính bởi vì chúng ta cũng có lịch sử này nên chúng ta cũng cần biết tôn trọng chủ quyền của các quốc gia, tôn trọng biên giới, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng luật hàng hải quốc tế. Và cũng cần hiểu rằng giữa Việt Nam và Pháp hiện giờ có mối quan hệ đối tác chiến lược, chúng ta hướng đến tương lai và chính quá khứ buộc chúng ta phải hợp tác hiệu quả trong tương lai, nhất là về các vấn đến an ninh trên thế giới và trong khu vực.
PV: Khi bước qua cuộc chiến, chúng ta hiểu hơn và trân trọng hơn giá trị hòa bình. Trong bối cảnh thế giới biến động khôn lường với nhiều yếu tố đe dọa nền hòa bình, theo ông Việt Nam và Pháp có thể đóng góp như thế nào để duy trì an ninh, ổn định khu vực và trên toàn cầu?
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu: Hòa bình là điều mà tất cả chúng ta mong muốn nhưng thật đáng tiếc là không dễ dàng đạt được. Việt Nam biết rõ điều này, chúng ta đang ở năm 2024, vẫn còn nhiều cuộc chiến diễn ra trên toàn cầu, nguy cơ phổ biến hạt nhân, nguy cơ khủng bố, các tổ chức đa phương như Liên Hợp Quốc hay các tổ chức khác đôi khi bị nghi vấn về vai trò và không chứng tỏ được hiệu quả trong mắt người dân ở nhiều nước. Những thách thức về khí hậu cũng đặt ra vấn đề an ninh, những đường biên giới bị tranh chấp, những không gian mới bị quân sự hóa.
Mối quan hệ Pháp và Việt Nam là một mối quan hệ sức mạnh xét về mặt lịch sử của chúng ta. Tôn trọng chủ quyền, tôn trọng an ninh giữa các nước tạo thành những điểm chung quan trọng giữa hai ngành ngoại giao giữa hai nước chúng ta. Điều này đúng, chẳng hạn về an ninh, an toàn hàng hải Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, Pháp cũng vậy. Việt Nam rất tích cực tham gia vào ASEAN với các nhóm công tác về cơ hợp tác an ninh và quốc phòng (ADMM), trong đó Pháp là quan sát viên của cơ chế hợp tác này. Vì vậy chúng tôi ở đây để đóng góp, hỗ trợ nguồn lực để giúp quân đội Việt Nam nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện.
Cuối năm nay sẽ diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ 2, Pháp sẽ tham gia triển lãm này với sự hiện hiện cấp độ cao. Điều đó cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực này sẽ đạt nhiều tiến triển. Tình hình thế giới đặt ra nhiều thách thức, chúng ta có nhiệm vụ phải đạt được các kết quả trong hợp tác quốc phòng ngay từ bây giờ.