Tổ Chức Hành Nghề Tư Vấn Pháp Luật

Tổ Chức Hành Nghề Tư Vấn Pháp Luật

Ngoài 500 tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư TP HCM cũng có chương trình giải đáp thắc mắc về pháp lý trực tuyến cho tất cả người dân qua Zoom.

Ngoài 500 tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư TP HCM cũng có chương trình giải đáp thắc mắc về pháp lý trực tuyến cho tất cả người dân qua Zoom.

Gửi yêu cầu đăng ký thành công!

Chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn để xác thực các thông tin & hoàn tất quá trình kiểm duyệt để cấp chứng nhận.

Trung tâm tư vấn pháp luật có những hoạt động tư vấn nào?

Theo Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về trung tâm tư vấn pháp luật có những hoạt động tư vấn sau đây:

- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

- Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi nào?

Căn cứ theo Mục 4 Phần 4 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về trung tâm, văn phòng tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động cụ thể như sau:

Theo đó, tổ chức trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp lao động khi được người lao động, tập thể lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ủy quyền, đề nghị.

Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm những gì?

Đầu tiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 77/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Đồng thời, tại Điều 5 Thông tư 01/2010/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 1 và bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2011/TT-BTP quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Theo đó, hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu: Tải về!

- Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật.

- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành.

- Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

- Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa luật sư và Trung tâm, hoặc văn bản cam kết của tổ chức chủ quản về việc tuyển dụng luật sư đó làm việc tại Trung tâm trong trường hợp chưa ký hợp đồng lao động.

- Danh sách người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.