- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Họ tên của người lao động nước ngoài (LĐNN)
Thời hạn giấy phép: tối đa 2 năm
Kích thước giấy phép: giống như tờ A4
Theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định thời hạn giấy phép lao động được cấp với thời hạn tối đa là 02 năm. Để được tiếp tục làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước ngoài có thể xin cấp lại giấy phép lao động, nhưng chỉ được gia hạn một lần duy nhất và thời hạn gia hạn cũng không vượt quá 02 năm.
Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được chấp nhận khi đáp ứng quy định tại Điều 16 nghị định 152/2020/NĐ-CP
“Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.”
Điều kiện này được bổ sung thêm theo khoản 2 Điều 2 nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP yêu cầu đơn vị sử dụng lao động nước ngoài phải thực hiện việc đăng tuyển dụng lao động và chỉ được chấp thuận tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài khi không tìm được ứng viên lao động phù hợp
“Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.”
Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 4 Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP, từ 01/01/2024, quy định mới về tuyển dụng lao động nước ngoài đã có hiệu lực. Theo đó, bắt buộc phải thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài.
➥ Thời gian đăng: Ít nhất 15 ngày trước khi báo cáo giải trình với Bộ/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
➥ Nội dung thông báo cần đầy đủ:
Sau khi đăng thông báo mà không tuyển được lao động Việt Nam phù hợp, doanh nghiệp mới được phép tuyển dụng lao động nước ngoài.
Doanh nghiệp, tổ chức (trừ nhà thầu) cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ sau để trình lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ( để đăng ký chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài:
➥ Thời hạn nộp: Ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
➥ Hình thức nộp hồ sơ: Các tổ chức, doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia nơi người lao động dự kiến làm việc.
➥ Thời gian trả kết quả hồ sơ theo quy định: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, để được cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:
Người lao động nước ngoài phải tuân thủ pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo điểm d, Khoản 1, Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nước ngoài (lao động mang quốc tịch nước ngoài) khi làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
Lưu ý: Nội dung trên được hướng dẫn chi tiết tại Mục 3, Chương II, Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Viêt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/02/2021 và được chỉnh sửa bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 18/09/2023.
Thời gian xin giấy phép lao động theo quy định là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian thực tế có thể lên đến 40 - 45 ngày, tuỳ từng trường hợp khác nhau.
Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không cố định, phụ thuộc vào từng UBND cấp Tỉnh, Thành phố, nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có tên tiếng Anh là Work Permit.
Theo Điều 154, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có 20 trường hợp người lao động nước ngoài không cần xin giấy phép lao động:
A. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài
Sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài bằng văn bản theo quy định trước ngày bắt đầu làm việc.
Hợp đồng lao động cần thể hiện rõ các nội dung như vị trí công việc, thời hạn làm việc, mức lương, quyền và nghĩa vụ của các bên.
B. Đóng bảo hiểm theo quy định pháp luật tại Việt Nam
Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam đều là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
C. Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài
Doanh nghiệp phải định kỳ báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các trường hợp đặc biệt theo quy định pháp luật) bao gồm các loại báo cáo sau:
Lưu ý: Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh/thành phố cho cùng một người sử dụng lao động, doanh nghiệp cần báo cáo qua môi trường điện tử cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đến làm việc trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.
D. Xin cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài
Người lao động nước ngoài sau khi được cấp giấy phép lao động cần xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài để được phép cư trú và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
➥ Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú bao gồm:
➥ Thời hạn thẻ tạm trú: Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp theo thời hạn của giấy phép lao động, tối đa là 02 năm.
Lưu ý quan trọng: Khi người lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần thu hồi giấy phép lao động và thẻ tạm trú để tránh các trách nhiệm pháp lý phát sinh.