Theo đó, bên nhận uỷ thác là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, bên nhận uỷ thác là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD bao gồm: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương cùng với bên đối tác nước ngoài.
Thực hiện các thủ tục cần thiết khi nhập hàng từ nước ngoài.
Thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền hàng cho người bán.
Chuẩn bị hồ sơ, kê khai, thanh quyết toán tất cả các loại thuế (thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT…).
Lưu giữ đầy đủ bộ chứng từ xuất nhập khẩu, gồm có Hợp đồng uỷ thác, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) do người bán xuất, Hợp đồng thương mại (Contract) ký với nước ngoài, Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List) do người bán xuất, Tờ khai hải quan, biên lai nộp thuế (nếu có),...
Khi xuất trả hàng cho bên mua, bên nhận phải lập hoá đơn GTGT cho lô hàng, cần ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác. Gồm có giá mua (theo hoá đơn thương mại), số thuế nhập khẩu, cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt,... Và thuế giá trị gia tăng của mặt hàng nhập khẩu. Hóa đơn ủy thác nhập khẩu chính là cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận và cũng là thuế đầu vào của bên giao uỷ thác.
Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, thông số kỹ thuật, model,... để người nhận ủy thác thực hiện đặt hàng.
Phối hợp chặt chẽ với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với người bán ở nước ngoài.
Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán kịp thời cho bên bán.
Phối hợp ăn ý với bên nhận ủy thác để lấy hàng.
Thanh toán các phí của dịch vụ ủy thác.
Trong hợp đồng nhập khẩu ủy thác, cần phải nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, cụ thể như sau.
Có 2 khoản thuế VAT liên quan đến hoạt động này là:
Khi trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.
Lưu ý: Trong thông tư 128/2013/TT-BTC quy định, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phải ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Có 5 bước cần phải thực hiện khi uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
Để nhập khẩu uỷ thác các loại hàng hoá từ nước ngoài, các bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên cần kiểm tra kỹ lưỡng mặt hàng nhập về, có thuộc dạng hàng cấm nhập khẩu không và cần những thủ tục gì khi nhập.
Bước 2: Xem hàng hóa nhập về có cần xin giấy phép không, nếu cần thì bên ủy thác hoặc nhận ủy thác phải thực hiện nhanh chóng trước khi hàng hóa về.
Bước 3: Khi đã có bộ chứng từ ủy thác, bên nhận ủy thác tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.
Bước 4: Đừng quên kiểm tra độ uy tín, năng lực của công ty nhận ủy thác.
Bước 5: Đọc kỹ các điều khoản và kỹ hợp đồng nhập khẩu ủy thác.
Đừng quên một số lưu ý khi sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác:
- Hợp đồng nhập khẩu ủy thác chính là loại hợp đồng dịch vụ, do đó nó cần phải có đầy đủ các điều khoản về mức phí, thông tin dịch vụ, quyền và trách nhiệm các bên, thanh toán…
- Hợp động nhập khẩu ủy thác có liên hệ chặt chẽ với hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy nội dung trên hai bản hợp đồng phải trùng khớp với nhau.
Căn cứ vào Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
"Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu."
Đối tượng nên sử dụng dịch vụ nhập khẩu uỷ thác là các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhập khẩu hàng hoá
Việc ủy thác nhập khẩu ngày càng phổ biến, các đối tượng thường xuyên sử dụng dịch vụ này như là:
- Những cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không có đủ chức năng nhập khẩu. Do đó, không thể ký hợp đồng nhập hàng được với bên đối tác nước ngoài. Khi đó cần sử dụng đến dịch vụ ủy thác nhập khẩu để việc nhập hàng được dễ dàng hơn.
- Những doanh doanh mới thành lập, chưa nắm được các quy trình và hình thức làm việc với hải quan, cũng như chưa biết các đàm phán với bên bán ở nước ngoài. Nên cần thiết thuê một bên thức 3, giúp quá trình nhập hàng của họ suôn sẻ và thuận lợi nhất.
- Doanh nghiệp muốn nhập một loại hàng mới, tương đối khó nhập khẩu vào Việt Nam và có nhiều yêu cầu về thủ tục, giấy tờ,... Do đó, hợp tác với bên thứ 3 cung cấp dịch vụ nhập khẩu uỷ thác, sẽ giúp họ giải quyết mọi việc nhanh hơn.
- Doanh nghiệp không tin tưởng người bán ở đầu nước ngoài. Nên họ muốn thuê đơn vị ủy thác dịch vụ có hệ thống, đại lý bên nước đó. Nhằm thay mặt kiểm tra hàng hóa thực, quá trình đóng hàng, sự uy tín của công ty bán,...
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu nắm vai trò quan trọng
Hợp đồng ủy thác nắm một vài trò vô cùng quan trọng trong quá trình nhập khẩu uỷ thác. Những điều khoản, thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng sẽ tránh được nảy sinh tranh cãi. Lưu ý trong hợp đồng này, cần phải quy định rõ mức phí ủy thác. Còn với mức phí hoa hồng sẽ phụ thuộc vào giá trị của từng lô hàng cụ thể.
Bên cạnh đó, trong hợp đồng nhập khẩu uỷ thác, cũng cần nêu rõ ra quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên:
Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp các tài liệu, thông tin hữu dụng cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác.
Nhận thù lao uỷ thác, cùng các chi phí hợp lý khác.
Không phải chịu trách nhiệm về những hàng hoá được bàn giao đúng các thỏa thuận cho bên uỷ thác.
Phải thực hiện mua bán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng ủy thác, phải thông báo cho bên uy thác nhanh nhất có thể.
Có trách nhiệm bảo mật tất cả các thông tin liên quan đến hợp đồng ủy thác.
Thanh toán và giao nhận hàng hóa theo đúng theo các điều đã thỏa thuận.
Cung cấp cho người nhận ủy thác những thông tin, tài liệu liên quan đến loại hàng, số lượng hàng,...
Phối hợp chặt chẽ với bên nhận ủy thác để làm hợp đồng với bên bán ở nước ngoài.
Thanh toán đủ và kịp thời các chi phí đã thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác.
Gửi tiền thanh toán hàng hóa đầy đủ và nhanh chóng cho bên nhận ủy thác.
Không phải chịu trách nhiệm nếu bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật. Trừ trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà một nguyên nhận lại do bên ủy thác ra hoặc cả hai bên cố ý làm trái pháp luật.