Menu Seoul Cao Lãnh

Menu Seoul Cao Lãnh

Địa chỉ : 518 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ : 518 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Quy, Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ THẮNG LỢI HOÀNG GIA

Bài này viết về huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đối với thành phố tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp, xem

Cao Lãnh là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Huyện Cao Lãnh nằm ở phía bắc sông Tiền, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về phía đông nam, có vị trí địa lý:

Huyện Cao Lãnh có diện tích 491,61 km², dân số năm 2019 là 197.614 người[1], mật độ dân số đạt 403 người/km².

Nằm trong vùng kinh tế phía Bắc của tỉnh, huyện Cao Lãnh có hệ thống đường thủy dài 170 km gồm sông Tiền, sông Cần Lố, các kênh đào Nguyễn Văn Tiếp, An Phong-Mỹ Hoà, An Long và nhiều sông rạch nhỏ; đường bộ dài 464 km, trong đó có 70 km tuyến đường chính, gồm 3 tuyến Tỉnh lộ ĐT 844, ĐT 846, ĐT 847, đặc biệt có 36 km đường Quốc lộ 30 là cửa ngõ quan trọng của tỉnh đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.

Trên địa bàn huyện có di tích lịch sử cấp quốc gia là Khu di tích Xẻo Quýt và 4 di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh (căn cứ của Huyện ủy Cao Lãnh, Sự kiện chống lấn chiếm Vàm Xáng Mỹ Thọ, chùa cổ Bửu Lâm và Đình Thần Mỹ Long).

Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mỹ Thọ (huyện lỵ) và 17 xã: An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Gáo Giồng, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Hội Trung, Tân Nghĩa.

Ban đầu, Cao Lãnh chỉ là tên một ngôi chợ thuộc thôn Mỹ Trà và sau đó là làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh.

Năm 1913, thực dân Pháp thành lập quận mới thuộc tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ và đặt tên là quận Cao Lãnh do lấy theo tên gọi Cao Lãnh vốn là nơi đặt quận lỵ.

Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Cao Lãnh và Tháp Mười ngày này ban đầu thuộc tổng Phong Thạnh và một phần tổng Phong Phú, huyện Kiến Đăng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường.

Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), lập một phủ mới mang tên là phủ Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường. Lúc này, hai tổng Phong Thạnh và Phong Phú cùng thuộc huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường.

Năm 1836, hai tổng Phong Thạnh và Phong Phú có các làng trực thuộc như sau:

Lúc bấy giờ, thôn Mỹ Trà (tức Cao Lãnh) là lỵ sở của huyện Kiến Phong và cũng là lỵ sở của phủ Kiến Tường. Sau này, tổng Phong Thạnh sáp nhập thêm từ tổng Phong Phú các thôn: Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Mỹ An Đông, Mỹ An Tây, Mỹ Long, Mỹ Toàn, Mỹ Xương.

Sau khi chiếm hết được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh Định Tường cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Kiến Tường được thành lập trên địa bàn huyện Kiến Phong thuộc phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Kiến Tường đặt tại Cao Lãnh. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Về sau, trụ sở được dời từ Cao Lãnh (thuộc thôn Mỹ Trà) đến Cần Lố (thuộc thôn Mỹ Thọ). Chính vì vậy, hạt Thanh tra Kiến Tường cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Cần Lố; bao gồm 3 tổng: Phong Hòa, Phong Phú và Phong Thạnh.

Ngày 20 tháng 9 năm 1870, giải thể hạt Thanh tra Cần Lố, đưa hai tổng Phong Hòa và Phong Phú vào hạt Thanh tra Cái Bè; đồng thời đưa tổng Phong Thạnh qua hạt Thanh tra Sa Đéc.

Ngày 5 tháng 6 năm 1871, giải thể hạt Thanh tra Cái Bè nhập vào địa bàn hạt Thanh tra Mỹ Tho. Đồng thời, địa bàn tổng Phong Thạnh cũng được chia cho 3 hạt thanh tra Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc:

Ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt Thanh tra Sa Đéc đổi thành hạt tham biện Sa Đéc.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, tất cả các hạt tham biện ở Đông Dương điều thống nhất gọi là "tỉnh", trong đó có tỉnh Sa Đéc. Hai tổng Phong Thạnh và Phong Nẫm lúc bấy giờ cùng thuộc tỉnh Sa Đéc.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, tỉnh Sa Đéc bị giải thể, toàn bộ diện tích tỉnh bị sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 10 tháng 12 năm 1913, thực dân Pháp thành lập quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Vĩnh Long, gồm 3 tổng: An Tịnh với 5 làng, Phong Thạnh với 6 làng, An Thạnh Thượng với 8 làng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1921, tách tổng An Thạnh Thượng nhập vào quận Sa Đéc (sau đổi tên là quận Châu Thành thuộc tỉnh Sa Đéc), đổi lại được nhận tổng Phong Nẫm tách ra từ quận Sa Đéc.

Ngày 9 tháng 2 năm 1924, quận Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc khi tỉnh này được tái lập, gồm 3 tổng cũ. Quận lỵ Cao Lãnh đặt tại làng Mỹ Trà.

Năm 1924, quận Cao Lãnh có 3 tổng là:

Sau này, chính quyền thực dân Pháp cũng tiến hành thay đổi hành chính một số làng trực thuộc như:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Huyện Cao Lãnh ban đầu vẫn thuộc tỉnh Sa Đéc.

Tháng 6 năm 1951, huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Long Châu Sa.

Đến cuối năm 1954, huyện Cao Lãnh trở lại thuộc tỉnh Sa Đéc như cũ.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách quận Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Sa Đéc để nhập vào tỉnh Phong Thạnh mới được thành lập. Tỉnh lỵ tỉnh Phong Thạnh đặt tại Cao Lãnh.

Đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh số 143-NV để thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam. Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Phong Thạnh được đổi tên thành tỉnh Kiến Phong, còn tỉnh lỵ vẫn giữ nguyên tên cũ là Cao Lãnh, về mặt hành chánh tỉnh lỵ Cao Lãnh thuộc xã Mỹ Trà, quận Cao Lãnh. Ban đầu, xã Mỹ Trà vừa đóng vai trò là quận lỵ quận Cao Lãnh và là tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong.

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại cho thành lập thêm quận Mỹ An thuộc tỉnh Kiến Phong bao gồm một phần đất phía bắc của quận Cao Lãnh và phía tây bắc quận Cái Bè (thuộc tỉnh Mỹ Tho) trước năm 1956. Quận lỵ đặt tại xã Mỹ An (trước năm 1956 thuộc quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho). Phần đất được nhập vào quận Mỹ An bao gồm phần lớn địa phận phía bắc xã Mỹ Thọ và một phần nhỏ địa phận phía bắc xã Mỹ Hội. Sau khi nhập vào quận Mỹ An, vùng đất này tương đương với các xã Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Thạnh Lợi mới được thành lập.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, tách tổng Phong Nẫm với các xã: Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Bình Thành, Long Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Xương, Mỹ Thọ để lập quận Kiến Văn cùng thuộc tỉnh Kiến Phong, quận lỵ đặt tại xã Bình Hàng Trung.

Từ năm 1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể, các xã trực thuộc quận.

Ngày 8 tháng 8 năm 1967, dời quận lỵ Cao Lãnh từ xã Mỹ Trà về xã An Bình. Còn tỉnh lỵ Cao Lãnh thì vẫn được đặt tại xã Mỹ Trà cho đến năm 1975.

Sau này, lại tách phần đất phía đông xã Phong Mỹ để thành lập mới xã Thiện Mỹ cùng thuộc quận Cao Lãnh.

Đến năm 1969, lại tách một phần nhỏ đất đai phía bắc hai xã Phong Mỹ và Thiện Mỹ để sáp nhập vào quận Đồng Tiến mới được thành lập.

Phân chia hành chánh các quận Cao Lãnh, Kiến Văn và Mỹ An cùng thuộc tỉnh Kiến Phong năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa:

Chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng phân chia, sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh như bên chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Cuối năm 1956, chính quyền Cách mạng thành lập tỉnh Kiến Phong, đồng thời tách xã Mỹ Trà và các vùng lân cận để thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Kiến Phong. Như vậy, lúc bấy giờ thị xã Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh cùng là hai đơn vị hành chính cấp huyện ngang bằng nhau. Sau đó, chính quyền Cách mạng cũng cho thành lập thêm huyện Kiến Văn và huyện Mỹ An như phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tháng 5 năm 1974, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các tỉnh Kiến Phong và An Giang để tái lập các tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc. Lúc này, thị xã Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Kiến Văn và huyện Mỹ An cùng trực thuộc tỉnh Sa Đéc cho đến đầu năm 1976. Tuy nhiên, tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc vẫn đặt tại thị xã Sa Đéc.

Năm 1976, thị xã Cao Lãnh, huyện Kiến Văn và huyện Mỹ An đều bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn huyện Cao Lãnh. Địa bàn thị xã Cao Lãnh cũ được chuyển thành thị trấn Cao Lãnh và là nơi đặt huyện lỵ huyện Cao Lãnh. Tháng 2 năm 1976, huyện Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Lúc bấy giờ, tỉnh lỵ tỉnh Đồng Tháp vẫn đặt tại thị xã Sa Đéc cho đến năm 1994.

Huyện Cao Lãnh ban đầu gồm thị trấn Cao Lãnh và 22 xã: Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Đốc Binh Kiều, Hòa An, Hưng Thạnh, Long Hiệp, Mỹ An, Mỹ Hòa, Mỹ Hội, Mỹ Quý, Mỹ Tân, Mỹ Thọ, Mỹ Trà, Mỹ Xương, Nhị Bình, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Thanh Mỹ, Tịnh Thới.

Ngày 27 tháng 12 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 382-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp như sau[3][4]:

Đến thời điểm năm 1981, huyện Cao Lãnh có 29 xã: An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Đốc Binh Kiều, Hòa An, Hưng Thạnh, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Quý, Mỹ Tân, Mỹ Thọ, Mỹ Trà, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Nghĩa, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Thanh Mỹ, Tịnh Thới, Trường Xuân và thị trấn Cao Lãnh.

Ngày 05 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 4-CP về việc chia huyện Cao Lãnh thành hai huyện lấy tên là huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười[5]:

Ngày 23 tháng 2 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 13-HĐBT[6] về việc thành lập thị xã Cao Lãnh thuộc tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, tách thị trấn Cao Lãnh và 3 xã: Hòa An, Mỹ Trà, Mỹ Tân của huyện Cao Lãnh để thành lập thị xã Cao Lãnh.

Huyện Cao Lãnh còn lại 18 xã: An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Nghĩa, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới. Trụ sở huyện đóng tại xã Mỹ Thọ.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 36-HĐBT[7] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cao Lãnh và các thị xã Cao Lãnh, Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp như sau:

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cao Lãnh có 48.885 ha diện tích tự nhiên và 161.959 người với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Mỹ Thọ và 15 xã: An Bình, Ba Sao, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Bình Thạnh, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Long, Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Phương Thịnh, Phương Trà, Tân Nghĩa.

Ngày 27 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 77-HĐBT[8] về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, thành lập xã Tân Hội Trung thuộc huyện Cao Lãnh trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các xã Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây và Mỹ Hội.

Năm 1991, thành lập một xã mới lấy tên là xã Gáo Giồng.

Huyện Cao Lãnh có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

Ngày 26 tháng 8 năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1052/QĐ-BXD[9] công nhận thị trấn Mỹ Thọ là đô thị loại IV.

Năm 2006, khu vực I chiếm tỷ trọng 72% trong cơ cấu kinh tế, khu vực II chiếm 9,81%, khu vực III chiếm 18,19%. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,27%. Với 21 cụm, tuyến dân cư được xây dựng, các hộ dân vùng ngập sâu, sạt lỡ đã có nơi ở ổn định. Năm 2006, thu nhập bình quân đầu người đạt 439 USD (theo giá cố định 1994), tỷ lệ hộ nghèo còn 9,8%.

Huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Ngoài cây lúa với diện tích 66.300 ha, sản lượng năm 2006 đạt 347.000 tấn, còn có 4.950 ha vườn cây ăn trái, chủ yếu là xoài, nhãn, cây có múi, sản lượng 21.700 tấn; hơn 4.000 ha cây công nghiệp ngắn ngày; 1.600 ha rừng; diện tích mặt nước nuôi thủy sản 1.082 ha (cá tra, điêu hồng, cá lóc, tôm càng xanh…), sản lượng 22.200 tấn; đàn gia súc 35.000 con[10]. Diện tích vườn cây ăn trái và phần lớn diện tích lúa được bờ bao bảo vệ khi lũ về.

Huyện có các làng nghề truyền thống (dệt chiếu, thảm lục bình, làm bột, bánh tráng), các cơ sở chế biến lương thực, giá trị sản xuất năm 2006 đạt 248.239 triệu đồng; cụm công nghiệp Cần Lố và Phong Mỹ đã bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp, Dự an khu công nghiệp Ba Sao cũng đang được tỉnh thông qua và tiến hành thành lập; Cầu sông Cái Nhỏ (Bình Thạnh) đầu tư theo phương.

Hệ thống trường lớp được đầu tư, nâng cấp, chất lượng đội ngũ nhà giáo và học sinh nâng lên.

Bệnh viện huyện, trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, hàng năm hoàn thành tốt các chương trình y tế Quốc gia.

Trên cơ sở các lợi thế sẵn có về giao thông thủy, bộ.

Tiếp giáp với thành phố Cao Lãnh và thành phố Sa Đéc cùng với định hướng của Trung ương và tỉnh phát triển kết cấu trên địa bàn (nối dài tuyến quốc lộ N2, đường Hồ Chí Minh và nút giao thông ở cầu Rạch Dầu thuộc xã An Bình.

Nối dài tuyến ĐT 846 từ Phương Trà đến Phong Mỹ và giáp với Quốc lộ 30.

Xây dựng mới đường ĐT 850 từ bến phà Sa Đéc nối liền Miễu Trắng thuộc xã Bình Thạnh - Vườn Hồng Sa Đéc vào Quốc lộ 30 đến Khu di tích Xẻo Quýt và xã Láng Biển thuộc huyện Tháp Mười.

Xây mới đường Quảng Khánh thuộc thành phố Cao Lãnh - Phương Trà.

Nạo vét sông Cần Lố để khai thác hết năng lực của kênh Nguyễn Văn Tiếp A liền kề, huyện Cao Lãnh đề ra mục tiêu tổng quát và những mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

Đây cũng là địa phương có tuyến Đường cao tốc Cao Lãnh – Lộ Tẻ đi qua đang được khai thác và có dự án Đường cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh (phân đoạn Cao Lãnh – An Hữu) đi qua đang được xây dựng.